Nhà Thờ Đức Bà Dijon Và Biểu Tượng Con Cú May Mắn

Nhà thờ Đức Bà Dijon hay còn được gọi với cái tên Nhà thờ Công giáo La Mã ở Dijon. Một trong những kiệt tác nghệ thuật của kiến trúc Gothic được xây dựng vào thế kỷ 13. Tọa lạc tại trung tâm thành phố gần Cung điện Công tước xứ Burgundy, đối diện Musette. Được biết đến là công trình cổ nhất tại vùng Dijon. Nơi đây nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc hình thú nổi bật cùng biểu tượng con cú may mắn. Nhà thờ đang là một trong những điểm đến thu hút khách tham quan bậc nhất tại Pháp.

Hãy cùng VTourist tìm hiểu về Nhà thờ Đức Bà Dijon cùng với biểu tượng con cú may mắn đặc trưng tại nhà thờ, trong bài viết dưới đây nhé!!

1. Lịch sử ra đời của Nhà thờ Đức Bà Dijon

Nhà thờ Đức bà Dijon bắt đầu được xây dựng vào khoảng những năm 1230 của thế kỷ 13. Nhà thờ nổi tiếng với bức tượng Đức Mẹ Hy Vọng (Notre-Dame de Bon-Espoir), trước đây được gọi là Black Madonna. Có hai biểu tượng được đặt trong nhà thờ Dijon là jacquemart (máy tự động đánh chuông) và con cú. Nhà thờ về sau được công nhận là Di tích Lịch Sử vào năm 1840. Tiếp sau đó là các công trình như nhà nguyện Đức Mẹ Lên Trời, phòng thánh và phòng trưng bày đều được liệt kê vào di tích Lịch sử từ ngày 05/07/2002.

Nhà thờ Đức Bà Dijon
Nhà thờ Đức Bà Dijon

Vào những năm trước thế kỷ 12, tiền thân của Nhà thờ Đức Bà Dijon là nhà nguyện Sainte-Marie. Được xây dựng vô cùng đơn giản, là nơi để có các tín đồ Công giáo đến nguyện ước. Giai đoạn những năm 1150, nhà nguyện này được xây dựng lại theo phong cách kiến trúc Romanesque. Về sau, đến năm 1220 người dân Dijon một lần nữa cho xây dựng lại nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic hiện đại, thịnh hành trong thế kỷ 13.

1.1. Nghệ thuật xây dựng độc đáo

Từ sau TK 18, công trình này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà danh hoạ, thơ ca
Từ sau TK 18, công trình này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà danh hoạ, thơ ca

Vì nằm ở một vị trí trung tâm, đắc địa của thành phố. Do đó, nhà thờ Đức Bà Dijon bị thiếu những khoảng sân rộng dành cho các tòa nhà. Không ai biết chính xác vị kiến trúc sư nào là cha đẻ của tòa công trình lịch sử này. Người dân chỉ biết rằng ông có một kiến thức và kỹ thuật xây dựng tuyệt vời. Ông đã cho áp dụng nhiều kỹ thuật độc đáo và mới lạ trong quá trình xây dựng để tạo ra công trình tuyệt mỹ này.

Ví dụ như thay vì phần trọng lượng dồn hết vào các trụ bay thì ông đã khéo léo đưa sức nặng này lên trên bệ đỡ của phần cột nhà. Điều này sẽ giúp cho Nhà thờ chịu lực tốt hơn và giảm thiểu những rủi ro về sức nặng. Góp phần tăng tối đa diện tích cho việc sử dụng và trang trí nội thất bên trong.

Từ sau TK 18, công trình này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà danh hoạ, thơ ca. Trong đó có hai tác giả nổi tiếng là Vauban và Eugène Viollet-le-Duc. Về sau, trong một tác phẩm của mình Eugène Viollet-le-Duc đã nhắc tới nhà thờ Đức Bà Dijon là “một kiệt tác của lý trí” và là công trình vĩ đại đáng tự hào của người dân vùng Dijon và cả nước Pháp.

1.2. Sự phục dựng sau đợt trùng tu năm 1865

Nhà thờ Đức Bà Dijon triển khai một đợt trùng tu mới từ năm 1865 đến năm 1884. Công trình được xây dựng và chịu trách nhiệm bởi kiến trúc sư người Paris Jean Charles Laisné. Việc trùng tu yêu cầu nhà thiết kế phải đảm bảo giữ nguyên hình dáng kiến trúc ban đầu của nhà thờ.

Năm 1865 công trình được phục dựng lại theo nguyên mẫu
Năm 1865 công trình được phục dựng lại theo nguyên mẫu

Để làm được điều này thì buộc phải tháo dỡ tất cả những phần đã được bổ sung trước đó. Toà tháp nằm ở ngã tư đường được xây dựng lại thành tháp đèn lồng. Các tác phẩm bị đổ nát, những nét kiến trúc bị hư hại đều được phục dựng và khôi phục lại cho gần giống với nguyên mẫu nhất có thể.

2. Kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà Dijon

Nhà thờ Đức Bà Dijon có sơ đồ xây dựng mặt bằng theo dạng hình chữ thập Latinh. Vị trí trung tâm ở giữa là nơi để các tín đồ đến cầu nguyện và thể hiện đức tin của mình với Đức Mẹ. Hai bên là một hàng các cột, gồm 3 tầng, sáu mái vòm cao được nâng đỡ bởi các cột hình trụ.

Sau đó là một tầng triforium hay còn gọi là “tầng mù”. Bởi không gian chật hẹp và nhìn từ xa trông giống như một dãy khung cửa sổ. Chúng được bao phủ bởi các tấm ván gỗ đóng vai trò là sàn của tầng thứ ba. Tầng cuối cùng được dùng để trở thành phòng trưng bày với phần cửa sổ cao thông thoáng gió.

Vị trí trung tâm là nơi để các tín đồ đến cầu nguyện với Đức Mẹ
Vị trí trung tâm là nơi để các tín đồ đến cầu nguyện với Đức Mẹ

Phần gian ngang được xem là thiết kế quan trọng và không thể thiếu trong kiến trúc nhà thờ hình chữ thập. Phần gian này sẽ được đặt nằm ngang trên phần thân chính của tòa nhà.

Từ dưới nhìn lên là một cửa sổ hình mũi mác, phía trên là cửa sổ hoa hồng. Có thể nói, cửa sổ hoa hồng là nét kiến trúc đặc trưng và là một phần linh hồn không thể thiếu của bất cứ tòa nhà thờ Đức Bà nào trên thế giới. Đi đến ngã ba của phần đường gian ngang sẽ bắt gặp một tháp đèn lồng. Bao gồm một tầng mù có 8 tấm cửa sổ chạy dọc song song nhau. Có hai tòa apsidioles, một apsidioles được đặt ở giữa hai đầu dãy hành lang và dàn hợp xướng.

Cửa sổ hoa hồng là nét kiến trúc đặc trưng của nhà thờ Đức Bà
Cửa sổ hoa hồng là nét kiến trúc đặc trưng của nhà thờ Đức Bà

Dàn hợp xướng được chia làm 4 cấp độ: cấp độ đầu tiên được trang trí bằng các ô hình tam giác mù. Ở cấp độ thứ hai là các cửa sổ mang hình dạng mũi mác. Sau đó tiếp tục là một tầng triforium (tầng mù) được đục lỗ vào thế kỷ 17 với hình dạng các con mắt lớn. Tại tầng cuối cùng là một hàng các cửa sổ cao.

3. Phần mặt tiền và hiên nhà hướng Tây

Mặt tiền phía tây của Nhà thờ Đức Bà Dijon được các nhà sử học công nhận là một nét kiến kiến trúc độc đáo. Các nhà kiến trúc sư thời đó đã dùng kỹ thuật tuyệt vời để làm cho phần mặt tiền này phẳng hơn nhiều so với tiêu chuẩn thông thường của kiến trúc Gothic, Pháp. Trên thực tế nó là một tấm bình phong cao 28,6 m, rộng 19,5 m và sâu 6,2 m.

Nhà thờ được xây dựng với kiến trúc Gothic đặc trưng của Pháp
Nhà thờ được xây dựng với kiến trúc Gothic đặc trưng của Pháp

Được chia thành 3 phần: phần đầu là thấp nhất với 3 mái vòm lớn tạo thành lối vào, một mái hiên có các mái vòm được đỡ bởi hai hàng cột trụ. Hiện nay, có ba cửa được mở để đi vào gian giữa. Trước đây, trong các ô cửa sổ và các ô cửa ra vào đều được trang trí bằng các bức tượng và các tác phẩm điêu khắc. Nhưng tất cả điều đã bị phá huỷ, hư hại hoàn toàn vào tháng 1 năm 1794.

Nhà thờ được công nhận là Di tích Lịch Sử vào năm 1840
Nhà thờ được công nhận là Di tích Lịch Sử vào năm 1840

Phía trên những mái vòm là hai phòng trưng bày với phần mái vòm được xếp chồng lên nhau. Phần mái vòm sẽ được nâng đỡ trên 17 cột nhỏ. Điểm nhấn nằm ở hai phòng trưng bày này là ba dãy mô phỏng hệ thống dẫn nước. Bao gồm các máng xối giả ( nghĩa là nó chỉ dùng để trưng bày chứ không thật sự được dùng để vận chuyển nước). Xen kẽ với đó là các khối thiên thạch nhân tạo.

Phía trước mặt tiền Nhà thờ Đức Bà Dijon được bao quanh bởi một cặp trụ chống. Mỗi trụ lại được bao xung quanh là một tháp pháo chạy dọc theo một cầu thang xoắn ốc. Trên cùng là phần mái hình nón.

Phía trước mặt tiền
Phía trước mặt tiền

Ban đầu phần mặt tiền được dự định xây dựng với một cặp tháp vuông. Nhưng sau khi phần móng được xây dựng thì các nhà kiến trúc cho rằng việc xây dựng cặp tháp vuông này là không hợp lý. Phần chịu lực của công trình sẽ phải thay đổi. Chính vì thế công trình này bị bỏ dỡ và chỉ có phần móng mới hình thành là còn tồn tại đến ngày nay. Phần cột trụ ở phía nam đóng vai trò hỗ trợ cho máy tự động đánh chuông.

4. Phần máng xối dẫn nước

Có 51 máng xối ở phía tây được làm giả chỉ với một đích trang trí. Chúng hoàn toàn không có công dụng dẫn nước như các loại máng xối thông thường. Tuy nhiên vẫn có một số máng xối nằm trên các bức tường bên hông nhà thờ và ở phía sau giáo đường được dùng làm nơi thoát nước.

Hệ thống máng xối dẫn nước
Hệ thống máng xối dẫn nước

Theo lời kể của nhà sư Étienne de Bourbon, những máng xối dẫn nước ban đầu chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn. Đến năm 1240, sau một tai nạn chết người chúng bị bỏ hoang và không còn được sử dụng nữa.

Cái chết của tên cho vay nặng lãi và sự tàn phá ở Nhà thờ Đức Bà Dijon

Một người đàn ông nổi tiếng là tên cho vay nặng lãi trong vùng đã bị giết ngay trước sân nhà thờ. Ngay khi anh ta chuẩn bị kết hôn một bức tượng đầu thú bằng đá tượng trưng cho tội ác của những người làm nghề cho vay nặng lãi. Phần đầu của bức tượng đã bất ngờ bị rơi ra và rớt ngay vào đầu anh ta.

Các bức tượng đầu thú ở mặt chính nhà thờ bị phá huỷ sau cái chết của tên cho vay
Các bức tượng đầu thú ở mặt chính nhà thờ bị phá huỷ sau cái chết của tên cho vay

Những người đồng nghiệp của anh ấy đã không thể kìm nén sự tức giận. Họ đã đập phá hết tất cả các bức tượng đầu thú giả đang tồn tại ở phần mặt chính. Chỉ có duy nhất một bức tượng ở góc trên bên phải là vẫn còn nguyên viện. Nhưng đến năm 1960, bức tượng này bị tháo dỡ và thay thế bằng một pho tượng điêu khắc khác.

Phần máng xối dẫn nước đã không còn nguyên vẹn

Vào thế kỷ 19, người ta nói rằng các máng xối ở bên hông bức tường của Nhà thờ Đức Bà Dijon đã không còn giống so với kiến trúc ban đầu. Người ta đã so sánh những thay đổi này thông qua các bức ảnh chụp hệ thống máng xối trước năm 1880. Tuy không còn giữ được kiến trúc như ban đầu. Nhưng các máng xối ở hai bên và mặt sau của nhà thờ hiện vẫn còn tồn tại.

Phần máng xói bị hư hại được thay thế bằng các bức tượng hình thú
Phần máng xói bị hư hại được thay thế bằng các bức tượng hình thú

Ngày nay, phần máng xối được trang trí bằng các bức tượng điêu khắc tượng trưng cho con người, động vật, quái vật. Mỗi biểu tượng được ví như là một tội ác của con người. Chúng được xây dựng và hoàn thành từ năm 1880-1882, cùng trong đợt trùng tu lại nhà thờ. Theo các tài liệu được ghi chép lại, các bức tượng là tác phẩm được tạo ra bởi bảy nhà điêu khắc người Paris: Chapot, Corbel, Geoffroy, Lagoule Pascal, Thiébault và Tournier.

Đây là 51 bức tượng đầu thú quý giá nhất mà Nhà thờ Đức Bà Dijon hiện còn đang lưu giữa. Những tác phẩm vô giá mà du khách nhất định phải ghé thăm.

5. Hệ thống tự động đánh chuông Jacquemart

Nằm trên đỉnh cao nhất của tòa tháp phía nam là một chiếc đồng hồ lớn với hệ thống tự động đánh chuông. Bao gồm 4 phần máy tự động kim loại kết hợp lại với nhau. Được đặc bên trong 4 bức tượng 2 lớn và 2 bé.

Hệ thống tự động đánh chuông Jacquemart
Hệ thống tự động đánh chuông Jacquemart

Đặc biệt ở hai bức tượng lớn có tên là Jacquemart và Jacqueline. Chúng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh chuông báo hiệu giờ. Khi kim phút chỉ đến số 12, cả hai bức tượng sẽ đồng loạt giơ cao cây búa của mình và đập mạnh vào chiếc chuông lớn. Âm thanh phát ra sẽ được phát tán đến khắp nơi trong Nhà thờ Đức Bà Dijon. Hai bức tượng còn lại được gọi là Jacquelinet và Jacquelinet. Chúng là “những đứa con” của Jacquemart và Jacqueline. Cứ mỗi 15 phút, lần lượt mỗi người sẽ đánh một chiếc chuông nhỏ đang cầm trên tay.

5.1. Sự kiện tìm thấy máy đánh chuông tự động Jacquemart

Máy đánh chuông tự động Jacquemart và chiếc chuông lớn được mang đến từ vùng Kortrijk (hoặc Courtrai) của nước Bỉ. Sau sự kiện năm 1382, quân đội của Philip the Bold (Công tước Philippe II của Burgundy) đến cướp phá thị trấn. Vào năm đó, ông đã mang quân đến viện trợ cho bố vợ của mình là Bá Tước vùng Flanders.

Trong cuộc bạo động và trỗi dậy kéo dài từ Lille đến Kortrijk. Bố vợ của ông đã bị bắt trở thành tù binh. Thị trấn Dijon đã huy động hơn một ngàn người lính được trang bị vũ trang đến tiếp ứng và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh này.

Jacquemart được tìm thấy ở Kortrijk, Bỉ
Jacquemart được tìm thấy ở Kortrijk, Bỉ

Sau khi giành thắng lợi, Philip đã cho sa thải Kortrijk. Chiến lợi phẩm thu được bao gồm chiếc đồng hồ đặt trên tháp của tòa thị chính. Chiếc đồng hồ ẩn chứa một bộ máy vô cùng kỳ diệu, với một cỗ máy tự động đánh giờ trên chuông. Vì sự đặc biệt và giá trị mà chiếc đồng hồ mang lại. Công tước Philip đã cho người tháo dỡ và tặng nó cho Dijon, thủ đô của ông.

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển không may là chiếc chuông đã bị vỡ. Công tước Philip đã cho đúc lại ở Dijon. Đồng hồ sau khi được hoàn thành có kích thước lớn. Những chi tiết thiết kế, các bức tượng điêu khắc được đúc lên vô cùng cầu kỳ và chi tiết. Chính vì thế, gia đình công tước cùng với sự trợ giúp của người dân Dijon đã tập hợp lại. Cùng nhau nâng chiếc đồng hồ lên đỉnh của tòa nhà phía Tây của Nhà thờ Đức Bà Dijon vào năm 1383.

5.2. Gia đình 4 người người trên chiếc đồng hồ của Nhà thờ Đức Bà Dijon

Nguồn gốc của việc sử dụng bộ máy tự động jacquemart trước đó là không thể chắc chắn. Mãi đến năm 1458, người ta mới sử dụng nó phổ biến cho các thiết bị máy tự động tại Dijon.

Gia đình 4 người người trên chiếc đồng hồ của Nhà thờ Đức Bà Dijon
Gia đình 4 người người trên chiếc đồng hồ của Nhà thờ Đức Bà Dijon

Lúc đầu chiếc đồng hồ chỉ có duy nhất một bức tượng Jacquemart. Về sau một động cơ thứ hai mô phỏng một người phụ nữ được thêm vào năm 1651. Với mục đích hỗ trợ cho Jacquemart trong việc phát âm giờ. Người dân gọi tên cỗ máy tự động mới này là Jacqueline.

Đến năm 1714, nhà thơ Dijon Aimé Piron đã yêu cầu chính quyền thành phố phải cung cấp cho hai vợ chồng những đứa con. Một vài năm sau đó, đứa con đầu tiên của hai vợ chồng mang tên Jacquelinet được đặt lên trên đồng hồ. Tiếp theo đến cuối năm 1884, đứa con thứ hai với bộ máy tự động mang tên Jacquelinet cũng được chế tác và đặt lên phía trước bố mẹ. Cả hai anh em có nhiệm vụ đánh chuông báo hiệu mỗi khi đồng hồ trôi qua 15 phút.

6. Tượng Đức Mẹ Hảo Vọng

Một trong những báu vật quý giá bên trong Nhà thờ Đức Bà Dijon là tượng Đức Mẹ Hảo Vọng (Notre-Dame de Bon-Espoir) được làm bằng gỗ. Bức tượng được đặt ở phía nam apsidiole phía trên bàn thờ của thợ kim hoàng. Có niên đại từ khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12. Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh này được cho là một trong những bức tượng lâu đời nhất tại Pháp.

Tượng Đức Mẹ Hảo Vọng
Tượng Đức Mẹ Hảo Vọng

Ban đầu là hình ảnh Đức Mẹ ngồi trên ngai vàng, tay ôm chúa Hài Đồng đặt trên đầu gối. Về sau, ngai vàng bị dỡ bỏ, phần sau của bức tượng cũng bị xẻ ra, thay thế bằng một miếng gỗ.

Trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1794, Hài nhi Chúa Giêsu cũng bị cướp mất khỏi tay Đức Mẹ. Đến thế kỷ 18, hai bàn tay của Đức Trinh Nữ cũng đã biến mất. Mặc dù mất đi đứa con của mình cùng với phần cơ thể bị hư hại nhưng khuôn mặt hiền hậu của Bà vẫn nguyên vẹn như ban đầu.

Trong nhiều thế kỷ, bức tượng vẫn giữ nguyên tư thế mặc áo choàng, mang vương miện. Từ năm 1959, người ta đã quyết định tháo bỏ tất cả những đồ trang trí kể trên. Để mọi người có thể thấy bức tượng hoàn chỉnh và giữ nguyên các phong cách kiến trúc của thời La Mã.

Sự thay đổi màu sơn của Đức Mẹ Hảo Vọng bên trong Nhà thờ Đức Bà Dijon

Ban đầu, bộ quần áo khoác trên người Đức Mẹ Đồng Trinh được trang trí nhiều màu sắc theo phong cách La Mã. Khuôn mặt Bà được tô màu nâu nhạt. Vào khoảng thế kỷ 16, bức tượng đột nhiên được sơn màu đen mà không rõ lý do. Mãi đến năm 1945, lớp sơn này mới được loại bỏ, để lộ màu sắc đặc trưng ban đầu.

Tuy nhiên, vẫn có một tông màu đen được sử dụng cho mặt để duy trì truyền thống của người dân nơi đây. Năm 1963, lớp sơn này được gỡ bỏ và trả lại màu sắc khuôn mặt như ban đầu. Sau đó, cái tên Trinh Nữ da đen cũng dần biến mất.

Vào thế kỷ 15 bức tượng có hai tên gọi là Đức Mẹ Chợ và Đức Mẹ Hy Vọng
Vào thế kỷ 15 bức tượng có hai tên gọi là Đức Mẹ Chợ và Đức Mẹ Hy Vọng

Từ thế kỷ 15, bức tượng có hai tên gọi là Notre-Dame de l’Apport (Đức Mẹ Chợ) và Notre Dame de l’ ‘Espoir (Đức Mẹ Hy Vọng). Cái tên thứ hai thịnh hành nhất kể từ thời điểm Dijon được giải phóng khỏi cuộc bao vây năm 1513. Đến thế kỷ 17, bức tượng được đổi tên là Notre-Dame de Bon-Espoir (Đức Mẹ Hảo Vọng). Đây cũng chính là tên gọi được dùng cho đến ngày nay.

7. Đức Mẹ Hảo Vọng và những phép lạ được người dân ca ngợi

Từ những sự kiện diễn biến xung quanh Bà đã khiến cho người dân tin rằng Đức Mẹ là người có quyền năng và mang đến điều tốt lành cho người dân Dijon.

7.1. Sự kiện giải phóng đầu tiên

Vào tháng 9/1513, quân đội Thuỵ Sĩ đã kéo vào và đánh phá cả vùng Dijon. Tình hình ngày càng bất lợi, người dân rơi vào tuyệt vọng. Đến ngày 11, người dân đã đưa lễ rước Đức Bà từ khu vực lân cận về lại nhà thờ. Hai ngày sau đó, quân Thuỵ Sĩ bất ngờ rút quân khỏi Dijon. Người dân tại đây cho rằng chính Đức Mẹ Hảo Vọng đã làm cho quân địch rút lui, thành phố được giải phóng.

Bức tranh mô tải lại sự kiện chiến tranh với quân đội Thuỵ Sĩ của người dân Dijon
Bức tranh mô tải lại sự kiện chiến tranh với quân đội Thuỵ Sĩ của người dân Dijon

Để đánh dấu sự kiện này, năm 1515 người dân đã cho dệt một tấm thảm với hình ảnh của Đức Mẹ bên trên chiến thắng của người dân Dijon. Nó là một vật trang trí biểu trưng được đặt bên trong Nhà thờ Đức Bà Dijon. Cho đến khi một cuộc cách mạng mới được diễn ra. Bức tranh đã trở thành vật phẩm cho buổi đấu giá. Thị trưởng thành phố Dijon đã mua lại nó và cất giữ trong tòa nhà thị chính. Năm 1832, bức tranh chính thức được chuyển đến Musée des Beaux-Arts de Dijon, nơi nó được trưng bày đến ngày nay.

7.2. Sự kiện giải phóng thứ hai

Sự kiện giải phóng thứ hai được cho là có sự giúp sức của Đức Trinh Nữ diễn ra vào tháng 9 năm 1944. Dijon bị quân đội Đức chiếm đóng. Người dân bắt đầu nổ ra các cuộc phản động, thành lập quân đội kháng chiến chống Pháp.

Terribilis
Terribilis

Vào ngày 10/09 diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà Dijon, giám mục Dijon đã yêu cầu Nhà Thờ Đức Bà Bon-Espoir phải đứng ra bảo vệ thị trấn khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Đêm ngày 10 rạng sáng ngày 11/09, quân đội Đức rời khỏi Dijon. Đây cũng là ngày kỷ niệm cuộc rước Bà vào năm 1513. Các tín đồ tôn giáo tin rằng đây là một phép lạ.

Theo ý nguyện của người dân tại thị trấn Dijon. Một tấm thảm kỷ niệm sự giải thoát năm 1513 và 1944, có tựa đề Terribilis được làm ra. Tác phẩm này được đặt làm từ nghệ sĩ và tu sĩ Dom Robert. Được sản xuất từ năm 1946 đến năm 1950 tại Xưởng sản xuất Gobelins. Bức thảm này được chính thức đặt vào trong nhà thờ từ năm 1950. Ngày nay, thảm được trưng bày bên dưới chiếc đàn Organ ngay chính điện.

8. Câu chuyện về con cú may mắn ở nhà thờ Đức Bà Dijon

Ở phía Bắc của Nhà thờ Đức Bà Dijon là một nhà nguyện nằm ngay cạnh con phố Rue de la Chouette (Phố Cú mèo), con đường dành cho người đi bộ. Ngay tại một gốc cột của nhà nguyện được chạm khắc thêm một bức tượng hình con chim cú. Không ai biết được tại sao bức tượng này lại ở đây? Ai là người làm ra bức tượng? Bức tượng được chạm khắc với mục đích gì?

Biểu tượng con cú may mắn
Biểu tượng con cú may mắn

Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh sự xuất hiện của bức tượng con chim cú này. Người ta cho rằng đây có thể là một ký hiệu đặc biệt của một thợ đá, được tạo ra trong quá trình xây dựng và trùng tu lại nhà thờ này. Với mục đích làm dấu ấn cá nhân của mình.

Trải qua hàng thế kỷ, bức tượng đã bị mài mòn vì sự mê tín của người dân. Người dân Paris tin rằng chỉ cần vuốt ve con chim bằng tay trái và nói ra ba điều ước của mình. Bằng tất cả sự thành tâm và nguyện cầu con chim cú sẽ biến thành một vị thần biến điều ước của họ trở thành hiện thật. Sau thời gian dài bị mài mòn, tác phẩm điêu khắc đã bị mất đi một vài chi tiết và không còn giữ nguyên được hình dạng như ban đầu.

8.1. Bức tượng bị phá huỷ

Vào ngày 05/01/2001, một kẻ phá hoại đã tiếp cận bức tượng. Hắn ta dùng nhiều nhát búa phá hỏng hoàn toàn bức tượng linh thiên này. Ngay lập tức, một chiếc khuôn mô phỏng lại con cú được làm bởi chuyên gia đến từ Louvre tạo ra vào năm 1988. Chiếc khuôn hanh chóng được mang đến nhà thờ để làm hình mẫu cho việc sửa chữa bức tượng về lại hiện trạng ban đầu.

Bức tượng cuối cùng được hoàn thành vào tháng 2 năm 2001. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn phải theo dõi và đánh giá chất lượng trước khi nó được chính thức đưa trở lại vị trí ban đầu của mình vào ngày 12/05/2001.

Vào ngày 05/01/2001 bức tượng đã bị một người đàn ông dùng búa đập nát
Vào ngày 05/01/2001 bức tượng đã bị một người đàn ông dùng búa đập nát

Tác phẩm điêu khắc vẫn tiếp tục là một biểu tượng linh thiêng được người dân tìm đến để nguyện cầu may mắn. Con chim cú là một tác phẩm biểu trưng của thành phố Paris mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Nhà thờ Đức Bà Dijon.

8.2. Con cú may mắn và biểu tượng của thành phố

Văn phòng du lịch thành phố vào năm 2001 đã lựa chọn con cú trở thành biểu tượng của Parcours de la Chouette (Owl Walk). Đây là con đường du lịch lịch sử nổi tiếng của thành phố với 22 tấm bảng vuông dùng để đánh dấu lối đi. Mỗi tấm đều được thiết kế in hình ảnh của con chim cú lên đó. Cũng tại câu lạc bộ bóng đá của thành phố Dijon Football Côte d’Or. Hình ảnh con chim cú được sử dụng như là một biểu tượng mang đến sự may mắn và chiến thắng cho cả đội bóng.

Nếu bạn là một người yêu thích du lịch và bạn đã đi đến thành phố Paris nhiều lần, nhưng chưa có dịp ghé thăm Nhà thờ Đức Bà Dijon hay được chạm tay vào biểu tượng con cú may mắn của thành phố.

Hãy để VTourist đưa bạn đi qua khắp ngõ phố của Paris và đến thăm nhà thờ Đức Bà Dijon nơi có 51 bức tượng bằng thú nổi tiếng, chiếc đồng hồ với động cơ đánh tự động độc đáo và đặc biệt là bức tượng con cú may mắn trong chuyến du lịch khám phá Châu Âu này nhé!!!

Xem thêm

VTourist

Du Lịch VTourist

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Kinh đô thời trang

Top 5 Kinh Đô Thời Trang Hàng Đầu Thế Giới

10/08/2024
Thủ tục xin visa Pháp thăm thân

Thủ Tục Xin Visa Pháp Thăm Thân Chi Tiết Từ A-Z

14/05/2024
Sacre Coeur

Sacré Coeur – Vương Cung Thánh Đường Cổ Kính Tại Paris, Pháp

14/05/2024

Tin tức mới nhất

Cầu Cổng Vàng không chỉ là một kỳ quan kỹ thuật mà còn là minh chứng sống động về lòng kiên trì và sáng tạo của Hoa Kỳ, công trình tiêu tốn hơn 30 triệu USD với hơn 80.000 tấn thép và 1,2 triệu m³ bê tông được sử dụng

Cầu Cổng Vàng: Từ Lịch Sử Huy Hoàng Đến Biểu Tượng Vĩnh Cửu Của San Francisco

Làng Solvang

Làng Solvang – Thiên Đường Kiến Trúc Đan Mạch Giữa Lòng California

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cây thông Noel lại được trang trí lộng lẫy hay vì sao ông già Noel lại đi phát quà vào đêm Giáng sinh? Những tập tục này không chỉ đặc biệt mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa riêng biệt của người Mỹ

Top 10 Sự Thật Đáng Kinh Ngạc Về Lễ Giáng Sinh Ở Mỹ

Giáng sinh ở Mỹ không chỉ dịp để các gia đình quây quần mà còn là cơ hội để trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống đặc biệt của người Mỹ, tận hưởng dịp mua sắm Black Friday lớn nhất năm với vô vàng những ưu đãi hấp dẫn.

Khám Phá Những Điều Đặc Biệt Trong Mùa Giáng Sinh Ở Mỹ

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm