Vương cung thánh đường Thánh Phêrô là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Đôi khi được gọi là Đền thờ Thánh Phêrô hay nhà thờ thánh Peter. Đây được coi là một trong các nơi linh thiêng nhất của đạo. Nhiều khi, hình ảnh thánh đường và quảng trường là đại diện cho Giáo hội Công giáo Rôma và Vatican. Vậy hãy cùng theo chân VTourist để khám phá nhà thờ thánh Peter và bức tượng Đức mẹ sầu bi được đặt ngay trong thánh đường do chính họa sĩ Michelangelo làm nên và ký tên nhé!
1. Nhà thờ Thánh Peter (Phêrô)
Vương cung thánh đường thánh Phêrô là một trong những đền thờ thiêng liêng nhất thế giới. Đền thờ được xây dựng trên lăng mộ của Thánh Peter. Nhà thờ này đã mất hơn 100 năm để xây dựng lại sau khi bị phá hủy nhiều năm trước. Với sự góp sức của một số kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời gian này.
Lịch sử ra đời của đền thờ kết hợp rất nhiều thần thoại Kitô giáo. Tương truyền rằng, sau khi chúa Jesu bị đóng đinh. Peter là một trong 12 tông đồ của ông bắt đầu chuyến hành trình dài từ Galilee đến Rome. Nơi ông đã phải tử vì đạo dưới tay Hoàng đế Nero. Vị trí nơi ông qua đời, ban đầu được đánh dấu bằng một tảng đá màu đỏ, nằm gần đài tưởng niệm Ai Cập ở Circus. Và sau đó là bằng một điện thờ, tiếp theo là Nhà thờ St. Peter (Cũ) ở số 360.
1.1. Công trình kiến trúc độc đáo
Nhà thờ thánh Peter có vẻ ngoài tuyệt đẹp. Có một gian giữa lớn và mái vòm cao huyền thoại. Mái vòm sừng sững của Nhà thờ St. Peter là biểu tượng cao ngất của nhà nước Vatican nhỏ bé. Và đây cũng là một nét tiêu biểu nghệ thuật xuất chúng của thời Hậu Phục hưng và Baroque.
Thánh đường có hình chữ thập, với một gian giữa thon dài dưới dạng thánh giá. Nhưng những thiết kế ban đầu là một cấu trúc tập trung ở giữa và điều này vẫn còn là bằng chứng trong kiến trúc ngày nay. Các không gian trung tâm chi phối cả bên ngoài và bên trong bằng một trong những mái vòm lớn nhất thế giới. Lối vào thông qua một tiền sảnh kéo dài suốt tòa nhà. Một trong những cánh cửa bằng đồng kéo dài từ tiền sảnh là Cửa Thánh, chỉ mở trong dịp lễ Jubilees.
1.2. Vị trí nhà thờ thánh Peter
Vương cung thánh đường thánh Phêrô là một nhà thờ theo phong cách Phục Hưng. Nằm tại thành phố Vatican, phía tây của sông Tiber và gần đồi Janiculum và Lăng Hadrian. Kiến trúc vòm trung tâm của nó nổi bật trên đường chân trời của thành phố Roma.
Tới thánh đường phải đi qua Quảng trường Thánh Phêrô. Một sân trước có hai phần, cả hai phần được một dãy cột cao bao quanh. Không gian đầu tiên có hình bầu dục và không gian thứ hai có hình thang. Mặt tiền của thánh đường, với một số lượng lớn cột trụ. Chúng trải dài trên phần cuối của quảng trường và được nối tiếp bằng các bậc thềm. Ở trên đó có hai bức tượng của các tông đồ thế kỷ 1 tới Rome, thánh Peter và Paul cao 5,55 m (18,2 ft)
Mái vòm to lớn của Đền thờ thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma. Đây trở thành điểm hội tụ lý tưởng nhắc nhớ ngôi mộ đơn sơ của thánh Phêrô. Là Đá Tảng trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo Hội của Ngài. Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini thiết kế giống như vòng tay mở rộng. Nó như một dấu hiệu tiếp đón yêu thương, nhấn mạnh ý tưởng Mẹ Giáo Hội, trong Chúa Kitô, trở thành một cộng đoàn các anh chị em, thuộc nhiều dân nước khác nhau.
2. Bức tượng Đức mẹ sầu bi – Kiệt tác duy nhất mà Michelangelo ký tên
Nhà thờ Thánh Phêrô là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đáng kể nhất là các tác phẩm của Michelangelo. Đặc biệt là bức tượng Đức mẹ sầu bi – tác phẩm làm nên tên tuổi của ông khi ông mới 23 tuổi.
2.1. Nguồn gốc
Một vị hồng y người Pháp (Jean de Billheres) thuê một chàng trẻ tạc một bức tượng bằng đá cẩm thạch. Sau này khi qua đời sẽ đặt trên nắp mộ, để người đời sau nhớ đến mình. Sau 2 năm miệt mài tận tụy, chàng trai đã hoàn thành tác phẩm Pieta – Đức Mẹ Sầu Bi. Thấm thoát đã hơn 500 năm trôi qua kể từ đó, chẳng còn mấy ai nhớ đến vị hồng y người Pháp. Còn chàng trai trẻ ngày ấy, tên tuổi đã lưu danh sử sách như một trong những tài năng lớn nhất của loài người. Chàng trai đó chính là Michelangelo.
2.2. Chân thật đến từng thớ cơ, vạt áo
Bức tượng miêu tả cảnh Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Giê-su sau khi hạ xác Ngài xuống khỏi cây Thập giá. Từ một khối đá lớn vô hồn các nghệ nhân đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trong từng chi tiết. Khuôn mặt Đức Mẹ trong sáng và tươi trẻ, không lộ vẻ bi thương sầu thảm.
Chiếc váy của Đức Mẹ Sầu Bi bằng đá với những nếp gấp tinh tế như chiếc váy áo lụa mềm mại thực sự. Cánh tay Chúa thả lỏng buông bỏ. Khuôn mặt Ngài thanh thản, yên bình như đang say ngủ. Cơ thể cân đối đẹp đẽ với từng múi thịt làn da…Tất cả đều chân thực tới mức tưởng chừng như Đức Mẹ và Chúa đang xuất hiện thật trước mắt chúng ta.
Hình ảnh Tượng Đức Mẹ Sầu Bi bằng đá khá trẻ như chỉ mới đôi mươi. Bà ôm xác Chúa Jesus trong lòng với tư thế ngồi vững chãi, và gương mặt, toát lên vẻ đẹp thanh thản thánh thiện…Đó là bởi vì Thần trên thiên giới luôn trẻ và không bị già đi theo năm tháng như con người.
2.3. Sự bồng bột tuổi trẻ
Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trên dải áo của Mẹ Maria có một số ký tự khắc lên, đó chính là tên của Michelangelo trên tác phẩm. Điều sau này đã làm ông rất hối hận vì sự bồng bột tuổi trẻ. Chính chữ ký này đã phá vỡ vẻ đẹp thuần khiết trang trọng của Pieta. Đây là lần đầu tiên và duy nhất Michelangelo khắc tên lên tác phẩm của mình. Thật đáng khâm phục.
2.4. Thăng tiến trong sự nghiệp
Kiệt tác Pieta ngay khi vừa hoàn thành đã được coi là hoàn hảo nhất giữa những tác phẩm cùng chủ đề. Tên tuổi Michelangelo từ đó trở nên nổi tiếng khắp nơi. Và chỉ 2 năm sau, vào năm 1501, hội đồng thành phố Florence hoàn toàn tin tưởng để giao cho chàng trai Michelangelo – khi đó 26 tuổi – một trọng trách mà sau này được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong sự nghiệp của ông – Bức tượng David.
Từ thế kỷ 18 đến nay, bức tượng nghệ thuật La Pieta bằng đá cẩm thạch của Michelangelo được đặt trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vatican.
Theo ước tính, mỗi năm, có khoảng 15.000 đến 80.000 tín đồ công giáo từ khắp nơi trên thế giới hành hương về đây. Số lượng khách du lịch đến Ý để tham quan công trình này cũng lên đến vài triệu người. Nhờ vào lối kiến trúc độc đáo và những truyền thuyết được truyền lại, nhà thờ thánh Peter tại Vatican giờ đã trở thành điểm du lịch và di tích lịch sử tôn giáo thú vị thu hút khách du lịch quốc tế.
Xem thêm:
- Câu chuyện ly kỳ về bức hoạ “sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo
- Các thương hiệu thời trang nước Ý
- Những công trình kiến trúc thời La Mã tại Rome tuyệt đẹp
- Quảng trường Thánh Phêro – Nơi linh thiêng bậc nhất Vantican
- Nhà Nguyện Sistine và kiệt tác của Michelangelo
- Những quảng trường đẹp nhất tại Rome
- Tháp nghiên Pisa
- Bầu Giáo Hoàng
- Kinh đô thời trang Milan, Nhà thờ Duomo