Điện Kremlin là niềm tự hào và là biểu tượng đại diện cho sự thịnh vượng, quyền lực của cả một nước Nga rộng lớn. Công trình này từ khi được xây dựng đã gây tiếng vang lớn cho toàn thế giới. Điện Kremlin được mệnh danh là “trái tim của nước Nga”. Đây là khu phức hợp về chính trị, xã hội, văn hoá, lịch sử, nghệ thuật cũng như là nơi ở chính thức của Tổng thống “xứ sở Bạch Dương”.
Cùng VTourist tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng những điều thú vị xung quanh Điện Kremlin nổi tiếng của nước Nga, ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lịch sử hình thành điện Kremlin
Bắt đầu từ thời đồ đồng thuộc những thiên niên kỷ trước Công Nguyên đã có một một nhóm người đến sinh sống tại vùng đất này. Họ là người đã tìm thấy và đến lùng lãnh thổ của Điện Kremlin đầu tiên.
Theo những dòng lịch sử ghi chép đầu tiên về quá trình hình thành của thủ đô Moscow vào những năm 1147. Chức năng ban đầu của vùng đất này được sử dụng như là một bức tường thành khiêng cố. Dùng để bảo vệ cho những khu dân cư đang sinh sống ở trên đồi Borovitskii. Mũi đất nơi con sông Neglinnaya đổ vào sông Moskva.
Đến năm 1156, tại khu vực điện Kremlin ngày nay. Người Nga đã cho xây dựng những công trình phục vụ quân sự đầu tiên với chiều tổng cộng lên đến hơn 700m. Công trình này đã tiêu tốn một lượng lớn ngân sách của nhà nước. Cùng với quá trình làm việc không ngừng nghỉ của hàng ngàn công nhân liên tục trong suốt ngày đêm. Đến năm 1331, Pháo đài mới được đặt tên là Kremlin.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, cung điện bị hư hại bởi chiến tranh cùng sự bào mòn của thời gian dẫn đến các cuộc trùng tu diễn ra liên tục. Sau mỗi lần trùng tu, cung điện lại được mở rộng diện tích ra thêm một phần.
Điện Kremlin từng bị tàn phá bởi quân đội của Napoleon Bonaparte
Vào năm 1812, sau cuộc tấn công mạnh mẽ và sự hiếu chiến của quân đội của Napoleon Bonaparte. Hai toà thành là Moskva và Điện Kremlin đã bị người Pháp chiếm đóng. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, đứng trước sự phản công mạnh mẽ của Nga cùng phe đồng minh. Napoléon buộc phải rút luôn khỏi Nga và trao trả lại tất cả những thành phố và thuộc địa mà ông đã chiếm đóng trước đó.
Trước khi rời đi, Napoléon đã ra lệnh đặt mìn để phá huỷ hoàn toàn cung điện Kremlin. Mặc dù phần lớn lượng thuốc nổ đã không nổ. Nhưng những tổn thất sau sự tàn phá này được cho là rất nặng nề. Đây được xem là một trong những trang lịch sử đen tối nhất của điện Kremlin mà ai cũng không muốn nhắc đến.
Đến giữa thế kỷ 18, cung điện Kremlin được khởi công xây dựng lại với quy mô rất lớn. Công trình này nằm dọc theo sườn phía nam của ngọn đồi gần mé bờ sông Moscow. Từ năm 1955 đến nay, Điện Kremlin đã mở cửa cho công chúng đến tham quan. Đây cũng trở thành một viện bảo tàng ngoài trời rộng lớn. Mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách tới thăm quan.
Xem thêm: Điện Invalides – Nơi an nghỉ cuối cùng của Hoàng đế Napoleon I
2. Những công trình nổi bậc bên trong điện Kremlin
Quần thể Điện Kremlin nằm tại trung tâm Quảng trường Đỏ của thủ đô Moscow. Đại công trình được ngăn cách bởi một hòn hào dài 30m. Bên trong bao gồm 5 tòa cung điện, 4 nhà thờ lớn, các bức tường bao quanh kiêng cố cùng 20 ngọn tháp.
Đây cũng là nơi lưu giữa một kho tàng những báu vật về văn hóa, lịch sữ và di sản quan trọng nhất nước Nga. Trong đó phải kể đến bộ sưu tập quý giá gồm áo choàng đăng quang, đồ trang sức và áo giáp của Sa Hoàng trong cung điện Armoury.
2.1. Đại Cung điện Kremlin
Đây là công trình di tích chính nằm trong quần thể điện Kremlin. Đại Cung điện Kremlin được xây dựng có chiều dài 125m, cao 47m. Với tổng diện tích sàn là 25.000 m2. Tòa cung điện gây tượng bởi toà nhà ba tầng hoành tráng và nguy nga. Phẩn cầu tháng phía trước của Đại sảnh được tổ điểm bằng những con sư tử mạnh mẽ và oai nghiệm. Tất cả được bao phủ bởi những thanh bảo vệ đặc biệt bằng vàng.
Đây cũng là nơi được sử dụng cho các buổi lễ chính trị quan trọng của quốc gia. Đặt biệt là trong buổi lễ nhậm chức của các đời tổng thống Nga với khung cảnh mái vòm, trải thảm đỏ, cửa trước của cung điện hướng ra sông Moscow. Góp phần mang đến không khí trang nghiêm và hoành tráng cho buổi lễ.
2.2. Cung điện Terem
Cung điện Terem từng là nơi ở riêng suốt một thời gian dài của Sa Hoàng Nga Mikhail Fedorovich vào thế kỷ 17. Công trình này được khởi công xây dựng vào những năm 1635-1636. Chịu trách nghiệm và thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư tài năng là Antip Konstantinov, Trefil Sharutin, Bazhen Ogurtsov và Larion Ushakov.
Cung điện Terem được xây dựng trên phần tàn tích cũ của một cung điện ở thế kỷ 15. Cung điện được tạo thành từ những tấm lưới chắn lớn. Ngày nay, khi đến với công trình này du khách sẽ phải kinh ngạc trước nội thất sang trọng và tráng lệ. Bếp được lát hoàn toàn bằng gạch tráng men cao cấp và những bức tường sơn tinh xảo, được trang trí với hình ảnh kỳ lân và sư tử. Đây là 2 con vật đại diện cho sức mạnh và quyền lực của Sa hoàng.
2.3. Tháp Điện Kremlin
Tháp điện được xây dựng vào giữa những năm 1485 đến 1516. Có 20 ngọn tháp được dựng dọc theo các bức tường lớn. Ba tháp chính ở các góc của tam giác có mặt cắt là hình tròn còn đối với các tháp còn lại mặt cắt sẽ là hình vuông. Tòa tháp cao nhất là tháp Troitskaya với chiều cao lên đến 79.3m.
2.4. Nhà thờ Uspenskii
Nhà thờ Uspenskii là thánh đường trang nghiêm nhất được xây dựng tại quần thể Điện Kremlin. Nơi đây được sử dụng để tổ chức các buổi lễ đăng quang của tất cả các Sa hoàng Nga.
Nhà Thờ Uspenskii cũng là nhà thờ lâu đời nhất và quan trọng nhất ở Điện Kremlin. Công trình này đóng vai trò là trụ sở của Nhà thờ Chính thống Nga bắt đầu từ năm 1326.
2.5. Bức tường thành
Bức tường thành bao quanh Điện Kremlin được ốp bằng gạch đỏ với chiều dài lên đến 2.235m. Tường có bề dày từ 3.5 m đến 9m với phần lỗ châu mai “đuôi én” kiểu Ý vô cùng đặc biệt.
3. Những điều thú vị xung quanh Điện Kremlin
3.1. Điện Kremlin là pháo đài phòng thủ lớn nhất vẫn còn đang hoạt động ở Châu Âu
Trong tiếng Nga từ “Kremlin” mang ý nghĩa là “Pháo đài trong một thành phố”. Mặc dù, không quá khó để thấy các pháo đài lớn nằm ở khắp mọi thành phố của nước Nga. Nhưng điện Kremlin – Biểu tượng của nước Nga ở Moscow vẫn là công trình kiến trúc lịch sử quan trọng và nổi tiếng nhất thế giới.
Với tổng diện tích của cả công trình lên đến 28ha. Điện Kremlin hiện đang là pháo đài lớn nhất vẫn còn tồn tại ở Châu Âu. Ngay tại khuôn viên của quần thể cung điện Kremlin. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng 5 tòa cung điện lớn và 4 nhà thờ được xây dựng với kiến trúc đầy ấn tượng. Cùng thiết kế trang hoàng nội thất vô cùng xa hoa và quý tộc.
3.2. Điện Kremlin từng được phủ hoàn toàn bởi lớp áo trắng tinh
Ít ai biết được trước vẻ đẹp lộng lẫy của điện Kremlin như ngày nay. Công trình này trước khi từng bất ngờ được sơn hoàn toàn bằng một màu trắng tinh khiết. Sự kiện đặc biệt này đã được danh hoa nổi tiếng thế giới trong thế kỷ 18 là Pyotr Vereshchagin đã vẽ lại nó ngay trong chính tác phẩm của mình.
Nhìn từ trong tranh, Pháo đài trắng hiện ra với vẻ đẹp lộng lẫy và uy nghiệm đến say lòng người. Thời điểm pháo đài lâu đời nhất nước Nga được sơn màu trắng là nhằm để bảo vệ phần gạch màu phía trong tránh khỏi sự oxy hoá thời không khí. Về sau, các bức tường của điện Kremlin được sơn màu đỏ và giữa cho đến ngày nay.
3.3. Nơi lưu giữ quả chuông lớn nhất thế giới
Nếu ở Philadelphia nổi tiếng với quả chuông Tự do khổng lồ. Thì tại điện Kremlin đang cất giữ quả chuông lớn nhất thế giới cùng bề dày lịch sử huy hoàng. Chuông Sa hoàng hay còn được gọi là Tsarsky Kolokol hay Chuông Hoàng gia. Với chiều cao 6.14m và đường kính 6.6m, chiếc chuông được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giới.
Chiếc chuông được làm ra theo yêu cầu của Hoàng hậu Anna Ivanovna, cháu gái của Peter Đại đế. Tuy nhiên trong những năm tháng dài của thời gian cùng sự ảnh hưởng của chiến tranh. Chiếc chuông đã không còn giữ được hình dạng như ban đầu.
Ngày nay, du khách có thể đến điện Kremlin để chiêm ngưỡng trực tiếp chiếc chuông khổng lồ này. Và cùng tìm hiểu về nét đẹp trong nghệ thuật tạc chuông cùng những giá trị lịch sử quý báu của hiện vật nổi tiếng này.
Ngoài chiếc chuông nổi tiếng kể trên, Điện Kremlin còn tự hào khi là nơi đặt khẩu pháo lớn nhất thế giới . Được biết đến với tên gọi là Tsar Cannon cùng kích thước vô cùng khổng lồ và hoạ tiết tinh xảo. Nhưng ít ai biết khẩu pháo này hoàn toàn chưa được sử dụng trong chiến tranh.
3.4. Những ngôi sao đêm lấp lánh giữa bầu trời ở Điện Kremlin
Trên định của điện Kremlin có đặt 5 ngôi sao lớn với trọng lượng lên đến một tấn cho mỗi ngôi sao. Giúp giúp ngôi sao lung linh và phát sáng tốt thì Nga đã dùng nguyên liệu là hồng ngọc để chế tác ra những ngôi sao lấp lánh đặc biệt này.
Mặc dù nhận được rất nhiều lời khen từ công chúng nhưng việc lập đặt những ngôi sao này trên điện Kremlin không phải là phương án đầu tiên được đề ra. Vào thời Đế quốc Nga, đỉnh của các toà tháp có hình đại bàng hai đầu, quốc huy của Nga trong những năm của thế kỷ 15.
Đến năm 1935, chính phủ Liên Xô cũ đã cho nấu chảy những con đại bàng trên để đút ra 4 ngôi sao năm cánh. Về sau, ngôi sao thứ 5 trên đỉnh ngọn tháp Vodovzvodnaya mới được thêm vào. Từ đó, những biểu tượng này được gìn giữ và bảo vệ cho đến ngày nay.
Đèn chiếu sáng vào các ngôi sao của Điện Kremlin gần như là chưa bao giờ tắt trong suốt thời gian kể từ khi chúng được đặt lên đỉnh điện. Tuy nhiên, đã có hai sự kiện diễn ra khiến ánh đèn chiếu sáng đến ngôi sao phải tạm tắt. Lần đầu tiên là trong Thế Chiến Thứ II do yêu cầu ngụy trang, tránh kẻ thù ném bom từ trên không. Lần thứ hai là để hỗ trợ cho bối cảnh quay bộ phim giành giải Oscar của đạo diễn Nikita Mikhalkov có tên là Barber of Siberia (Thợ cắt tóc Siberia).
3.5. Điện Kremlin – Pháo đài vững mạnh trước Thế Chiến Thứ II
Đứng trước cuộc chiến tranh và sự tàn phá nặng nề của Thế Chiến Thứ II nhưng điện Kremlin vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Trong suốt thời gian cuộc chiến diễn ra, các nhà chức trách đã làm mọi biện pháp để ngụy trang Điện Kremlin trong giống như là một khu dân cư bình thường. Các mái vòm và tháp đều được thay bằng màu sơn nâu và xám.
Sự hoá trang tài tình của điện Kremlin
Các khu cửa sổ và cửa ra vào được ngụy trang trở thành các bức tường của điện Kremlin. Họ đã bí mật xây dựng thêm các công trình bằng gỗ ở Quảng trường Đỏ. Để biến nó trông giống như là một phim trường và khó có thể quan sát từ xa.
Khuôn viên của Điện Kremlin cũng được “hóa trang” bằng những lớp đá cuội được phủ đầy cát. Cùng những chiếc liều trải dài trong các khu vườn của Điện Kremlin. Tất cả tạo nên cảm giác chúng trong giống như những mái nhà của người dân đang sinh sống khi nhìn từ trên cao.
Lăng Lenin thì được ngụy trang bên dưới một căn lều gỗ khổng lồ. Và thi hài của nhà lãnh đạo cũng được đưa khỏi thủ đô Moscow trong âm thầm.
Mặc dù thủ đô Moscow chịu sự tàn phá nặng nề từ chiến tranh trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến năm 1942. Nhưng Điện Kremlin mới sử bảo vệ của các nhà chức trách cùng toàn thể người dân lại hầu như không chịu bất kỳ tổn hại nào. Lần gần nhất công trình này gặp nguy hiểm là trong sự kiện một quả bom Đức nặng 250kg được ném xuống tháp Ivan vào ngày 22/07/1941. May mắn là trái bom đã không phát nổ.
3.6. Phần lớn mỗi toà tháp đều được đặt tên riêng
Trong tổng số 20 tòa tháp tại Điện Kremlin thì có đến 18 toà tháp đều có tên riêng. Tháp cao nhất được gọi là Troitskaya hay nổi tiếng nhất là tháp đồng hồ có tên Spasskaya. Để bảo vệ những công trình lịch sử này, các kiến trúc sư người Ý đã cho xây dựng các bức tường bao quanh tòa tháp từ năm 1485 đến năm 1495. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 17 những công trình này mới được triển khai trên quy mô rộng.
3.7.Nhiều đường hầm bí ẩn được đào bên dưới điện Kremlin
Bên dưới cung Điện Kremlin người ta phát hiện ra rất nhiều đường hầm được cho là đã đào từ thời Hoàng tử Dmitry Donskoy. Ông là người đã cai trị chính quyền Nga ngày trước kéo dài trong vòng 30 năm từ năm 1359. Donskoy đã ra lệnh xây dựng một hệ thống những con đường hầm dài bên dưới pháo đài Kremlin như là một liên kết bí mật với thế giới bên ngoài.
Đường hầm được các điệp viên sử dụng nhưng là một lối thoát hiểm tốt nhất trong trường hợp điện kremlin bị kẻ địch bao vây trong thời chiến.
Đến thế kỷ 18, dưới thời vua Ivan IV. Ông đã cho côn giấu một kho vũ khí lớn trong đường hầm của cung diện. Điều này được chứng thực vào năm 1978, khi một công nhân Liên Xô phát hiện ra các mẫu súng ống trong quá trình mở rộng khuôn viên nhà ga tàu điện ngầm.
Một giải thuyết khác cho rằng là nhà vua đã giấy rất nhiều quyển sách bằng vàng ở trong hầm. Ước tính số lượng sách có thể lên đến một thư viện lớn. Sự tồn tại của thư viện xa hoa dưới lòng đất này đã được nhắc đến trong cuốn sử sách dưới thời vua Peter. Tuy nhiên, đến nay truyền thuyết về thư viện vàng vẫn mãi là truyền thuyết. Bởi chưa có ai có thể tận mắt chứng kiến được những cuốn sách này. Đây cũng là một trong những bí ẩn lớn thu hút nhiều người đến tham quan tại điện Kremlin.
Bảng đồ dẫn đến kho báu dưới lòng đất
Năm 1931, trong quá trình làm việc tại nhà thờ hai người công nhân đã tìm thấy một tấm bản đồ hướng dẫn lối đi bí mật của các đường hầm bên dưới pháo đài Kremlin. Theo chỉ dẫn, lối vào bắt đầu từ một đường hầm cổ có tuổi đời hàng thế dưới bên dưới bức tường đỏ của Điện Kremlin.
Trong quá trình bắt đầu cuộc tìm kiếm, họ luôn cầu nguyện và hy vọng may mắn sẽ mỉm cười. Để hai người có thể tìm thấy cánh cửa bước vào thư viện huyền thoại ẩn chứa những quyển sách bìa vàng của vua Ivan. Thay vào đó, thứ mà họ tìm thấy là vô số các bộ xương người nằm rải rác bên trong đoạn đường chật hẹp mà họ đi qua. Ở một góc tối của điện Kremlin có một cánh cửa thép đã bị gỉ và cho dù dùng sức đến đây họ cũng không thể đẩy cánh cửa này ra.
Đây là một cuộc khám phá bí mật và những câu chuyện trong đoạn hành trình này được vị cố lãnh tụ Stalin ra sức che dấu để không ai được biết đến nó. Vì trong thời điểm đó, nếu có bất kỳ thông tin nào liên quan đến đường hầm bí mật lộ ra. Sẽ dễ dàng xảy ra các cuộc đảo chính từ dưới lòng đất. Giáng tiếp đưa nước Nga rơi vào tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Và để giữ được bí mật này thì những người liên quan buộc phải giữa im lặng hoặc phải chết.
Giai thoại bí ẩn vẩn chưa có lời giải
Cho đến ngày nay, câu chuyện về đường hầm bí mật bên dưới điện Kremlin. Cùng thư viện vàng huyền thoại vẫn là những giai thoại bí ẩn mà chưa ai có thể giải đáp được. Chính sự bí ẩn này đã giúp cho cung điện càng trở nên thu hút và thú vị hơn trong mắt du khách đến tham quan.
3.8. Có riêng một sân bay lớn dành cho trực thăng
Để thuận tiện di chuyển cho các cuộc công tác chính trị ngoại giao củng mình. Vào năm 2015, tổng thống Nga đã cho xây dựng thêm một sân bay trực thăng tại Điện Kremlin. Điều này sẽ giúp hạn chế được việc ùn tắc giao thông trên các tuyến đường của Moscow.
Bởi trước đó, để đoàn xe của tổng thống Nga có thể thuận lợi đi qua. Cảnh sát đã phải đóng cửa một số tuyến đường chính trong một số khung giờ nhất định. Điều đó đã gây ra tình trạng kẹt ra trong vài giờ liên tục gây ảnh hưởng đến công việc của người dân.
Phía trên là tất cả những thông tin thú vị về điện Kremlin. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu thêm về công trình lịch sử nổi tiếng của nước Nga. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến du lịch Nga thì hãy liên hệ với VTourist để được tư vấn những chương trình tour hấp dẫn đến với “xứ sở Bạch Dương” đa sắc màu này nhé.
Xem thêm: