Chuông Tự Do hay Liberty Bell là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Không chỉ là một hiện vật lịch sử mà chuông còn mang trong mình câu chuyện về cuộc đấu tranh giành độc lập, khát vọng về một xã hội công bằng và quyền tự do cho con người.
Trong bài viết này, hãy cùng VTourist khám phá lịch sử, ý nghĩa và những câu chuyện thú vị xoay quanh Chuông Tự Do – biểu tượng không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của Hoa Kỳ.
1. Lịch sử thăng trầm của Chuông Tự Do huyền thoại
Chuông Tự Do là biểu tượng đại diện cho nền Độc lập Hoa Kỳ, nổi tiếng khắp thế giới với ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chuông được đặt mua vào năm 1751 từ Xưởng đúc Whitechapel ở London, Anh theo sự chỉ đạo của Isaac Norris, Chủ tịch Quốc hội Pennsylvania.
Theo dự định ban đầu Liberty Bell sẽ được treo tại Tòa nhà chính quyền Bang Pennsylvania, nơi này về sau được biết đến là Tòa nhà Độc lập (Independence Hall). Đây là địa điểm diễn ra các cuộc tranh luận quan trọng về Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong lần đánh thử đầu tiên chiếc chuông lớn đã bị nứt ngay lập tức. Hiệp hội Independence Hall đã cho thu hồi và giao cho hai nghệ nhân người Mỹ là John Pass và John Stow nấu chảy và đúc lại chuông. Họ đã thêm đồng vào hợp kim của chuông để làm cho nó bớt giòn hơn, nhưng có vẻ họ đã thêm quá nhiều đồng và vô tình làm hỏng âm thanh của chuông.
Trong một bức thư năm 1753, Norris phàn nàn rằng âm thanh của chuông không đạt yêu cầu. Chuông Tự Do sau đó được đúc lại một lần nữa, nhưng tiếng kêu của nó vẫn không làm Norris hài lòng. Dù vậy, Liberty Bell vẫn được treo tại Tòa nhà Bang Pennsylvania, với dòng chữ khắc từ Kinh thánh: “Hãy tuyên bố Tự do trên khắp vùng đất cho tất cả cư dân của nó”. Norris đã chọn câu trích dẫn này để kỷ niệm 50 năm Hiến chương Đặc quyền năm 1701 của William Penn, đảm bảo quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị ở Pennsylvania.
Chuông Tự Do trở thành âm thanh quen thuộc với người dân Philadelphia, trong đó có Benjamin Franklin. Nó dùng để thông báo thời gian, triệu tập các nhà lập pháp đến họp và nhắc nhở thời điểm đọc tin tức. Theo báo cáo của Cơ quan Công viên Quốc gia, Franklin đã viết trong một bức thư năm 1755 rằng: “Tạm biệt, Chuông reo, tôi phải đi giữa những Ngôi mộ và nói chuyện Chính trị”.
Trong những năm tháng đầy biến động cuối thế kỷ 18, tiếng Chuông Tự Do liên tục vang lên như cách để đánh đấu những sự kiện quan trọng của quốc gia như cuộc họp của Đại hội lục địa lần thứ nhất vào năm 1774 và Trận chiến Lexington và Concord năm 1775.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1776, khi Tuyên ngôn Độc lập được đọc trước toàn thể người dân Hoa Kỳ, Chuông Tự Do Philadelphia đã không thể vang lên vì gác chuông khi đó đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trong Chiến tranh Cách mạng, để tránh Liberty Bell bị phá huỷ bởi quân đội Anh, chính phủ đã cho dấu chiếc chuông xuống ván sàn của một nhà thờ ở Allentown.
Vào những năm 1830, nhờ vào thông điệp “tự do” khắc trên chuông đã giúp Liberty Bell trở thành biểu tượng cho phong trào xóa bỏ chế độ nô lệ. Từ đó, nó được gọi là “Chuông Tự Do“. Chuông Tự Do không chỉ là một biểu tượng lịch sử mà còn là một biểu tượng của tự do và công lý. Nó đã chứng kiến và tham gia vào nhiều sự kiện quan trọng của nước Mỹ, từ những ngày đầu lập quốc đến phong trào đòi quyền bình đẳng sau này.
2. Tại sao Chuông Tự do lại bị nứt?
Chuông Tự Do đã từng là một phần không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của nước Mỹ nhưng lại nổi tiếng với vết nứt lớn xuất hiện từ những năm 1840 mà không một ai biết chính xác nguyên nhân.
Vào tháng 2/1846, khi Philadelphia chuẩn bị kỷ niệm 115 năm ngày sinh của nhà lập quốc George Washington. Các kỹ thuật viên kim loại đã cố gắng sửa chữa một vết nứt nhỏ trên chuông bằng cách mài cạnh của nó. Tuy nhiên, nỗ lực này không thành công và các vết nứt khác vẫn tiếp tục xuất hiện.
Theo ghi chép từ Sổ cái Công cộng Philadelphia, Chuông Tự Do đã phát ra những âm thanh cuối cùng để vinh danh vị lãnh tụ tài ba Washington trước khi rơi vào im lặng “mãi mãi”. Chuông bắt đầu xuất hiện một vết đứt gãy hỗn hợp chạy ngoằn ngoèo trong các mặt của chuông, khiến nó hoàn toàn mất tiếng và trở thành một đống đổ nát.
Có nhiều giả thuyết và nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của Liberty Bell. Một trong số ghi chép lịch sử đã đề cập về việc chiếc chuông có thể đã bị hư hại vào năm 1824 trong dịp Philadelphia ăn mừng sự xuất hiện của Hầu tước de Lafayette, một anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng.
Một giả thuyết khác cho rằng Chuông Tự Do bị hư hại trong khi phát âm thanh báo động hoả hoạn hoặc trong đám tang của Chánh án John Marshall vào năm 1835. Tuy nhiên, giải thuyết này nhanh chóng bị bát bỏ bởi không có bất kỳ bài báo nào đưa tin về đám tang của ông nhắc đến đến việc chiếc chuông bị hư hại.
Đáng chú ý, chuông nứt Philadelphia thậm chí còn không được gọi bằng cái tên này cho đến những năm 1830. Tên gọi “Chuông Tự Do – Liberty Bell” chính thức được sử dụng vào năm 1837 khi một ấn phẩm theo chủ nghĩa bãi nô có tên là Hồ sơ Chống nô lệ lần đầu tiên gắn kết tiếng chuông vào phong trào bãi nô bằng cách đưa hai chữ “Tự Do” vào tên của nó. Hai năm sau, nhà xuất bản tờ báo theo chủ nghĩa bãi nô William Lloyd Garrison đã đăng một bài thơ có tên là “The Liberty Bell” (Chuông Tự Do).
Sau cuộc Nội chiến nước Mỹ, Chuông Tự Do đã thực hiện một chuyến “lưu diễn” toàn quốc, củng cố vị trí của nó trong lịch sử Hoa Kỳ. Chuông cũng được các nhóm xã hội khác bao gồm nhóm ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ, sử dụng như một biểu tượng mạnh mẽ của tự do. Ngày nay, dù đã mất đi “tiếng nói” nhưng Chuông Tự Do vẫn đứng vững như một minh chứng cho khát vọng tự do và công lý của người Mỹ.
Tổng kết
Trên hành trình khám phá lịch sử Hoa Kỳ, Chuông Tự Do nổi bật như một biểu tượng không thể thiếu mang đến cho du khách một cái nhìn sâu sắc về những giá trị cốt lõi của nền dân chủ và tự do.
Với những vết nứt kể chuyện về những thăng trầm của quốc gia, Chuông Tự Do không chỉ đơn thuần là một biểu tượng mà còn là hình ảnh hùng hồn của lòng yêu nước và sự hy sinh. Hãy cùng VTourist trải nghiệm những chương trình tour Mỹ hấp dẫn đến với cố đô Philadelphia và ngắm nhìn Liberty Bell lừng danh của nước Mỹ ngay nhé!
Xem thêm: