Teambuilding là một hoạt động khá quen thuộc với mọi người. Nó là một phần không thể thiếu trong các buổi du lịch, hoạt động ngoài trời của các công ty hay đội nhóm. Teambuilding không chỉ là một hoạt vui chơi giải trí. Mà còn giúp xây dựng tinh thần đồng đội, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Khả năng quản lý, lên kế hoạch của đội trưởng. Là hình thức hỗ trợ đắc lực cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ.
1) Teambuilding là gì?
Bản chất của Teambuilding là một khóa học tập thể hoặc một cuộc thi. Mà ở đó thường vận dụng các trò chơi khác nhau cho những người tham gia trải nghiệm các tình huống, thử thách đã được sắp xếp sẵn. Thông qua đó giúp tăng tinh thần đoàn kết, đề cao năng lực cá nhân. Tái tạo năng lượng làm việc, rút ra những bài học thực tiễn. Nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi khi làm việc chung với nhau. Từ đó cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Xây dựng đội ngũ đã trở thành xu hướng rất được ưa thích trong thời gian gần đây. Và nó đã trở thành một hoạt động không thể thiếu với nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…Đây là dịp để toàn thể nhân viên của doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động, trò chơi tập thể sôi nổi, vui vẻ, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Chương trình còn mang lại cho nhân viên cơ hội hòa nhập tốt hơn, thấu hiểu nhau hơn, rèn luyện những kỹ năng trong công việc và cuộc sống.
2) Nguồn gốc của Teambuilding
Lịch sử hình thành
Teambuilding xuất hiện trên thế giới vào khoảng cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Giáo sư Elton Mayo (1880 – 1949), người đầu tiên nghiên cứu những hoạt động này thông qua các cuộc thử nghiệm “Hawthorne Experiments”, được tiến hành từ năm 1927 đến năm 1932, tại Western Electric Hawthorne thuộc Chicago.
Với những chuỗi hoạt động, thử thách trong những điều kiện nhất định, nhằm kiểm tra khả năng làm việc của nhóm công nhân. Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích. Người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựng tinh thần đồng đội, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể.
Qua 2 thập niên thử nghiệm và phân tích. Đã minh chứng được rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công nhân được lập thành nhóm.
Các cuộc nghiên cứu tiếp theo
Cùng thời kì đó, Abraham Maslou đã đưa ra thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs). Có liên quan đến động cơ thúc đẩy và thi hành đối với người lao động. Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm. Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa ra. Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc. Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Genaral Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ chức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của “làm việc nhóm”.
Kể từ đó, các tập đoàn, doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ tới ý tưởng thành lập nhóm. Và áp dụng những giải pháp mang tính thách thức cao, nhằm mục đích xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Và cho đến ngày nay, những hoạt động teambuilding vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân sự của toàn cầu.
3) Mục tiêu của Teambuilding
Mục tiêu cuối cùng của teambuilding là giúp họ cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Bởi cốt lõi của một tập thể phát triển vững mạnh đó chính là sự gắn kết giữa các thành viên. Làm sao để mỗi người trong tổ chức đều cảm thấy bản thân có giá trị và quan trọng.
- Phá vỡ mọi rào cản vô hình giữa các thành viên trong các phòng ban, bộ phận.
- Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi cá nhân.
- Xây dựng lòng tin và cùng nhau hỗ trợ hoàn thành mục tiêu chung.
- Tìm ra những khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân.
- Thúc đẩy sự tự tin, chủ động trong công việc.
- Khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm.
- Tăng cường nhận thức của mỗi thành viên về doanh nghiệp.
4) Ý nghĩa chương trình Teambuilding
Đối với cá nhân tham gia teambuilding
- Tạo cho các thành viên quen dần với việc tập trung vào mục tiêu chung.
- Tạo cơ hội tiếp xúc những điều mới mẻ.
- Giúp các thành viên biết dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo, và đưa ra các giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề.
- Đối với những tổ chức quy mô nhân viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn người. Đây là cơ hội để mọi người được gặp sếp, gặp đồng nghiệp và tiếp xúc với họ.
- Giúp mọi người quen dần với việc đối mặt với hiện thực và phát huy sự sáng tạo, nỗ lực giành chiến thắng trong mọi khó khăn, thử thách.
Đối với doanh nghiệp tổ chức teambuilding
- Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân. Từ đó giúp cấp quản lý và ban lãnh đạo có thể hiểu, nắm bắt và dựa vào đó phân chia công việc đúng vị trí và sở trường của mỗi người.
- Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin giữa những cá nhân với nhau. Tăng cường tình đoàn kết nhân viên.
- Mang đến bầu không khí thư giãn thoải mái, giảm tải stress trong công việc hàng ngày.
- Giúp các thành viên hiểu nhau hơn và mở rộng quan hệ.
- Giúp cho việc giao tiếp giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đối với các thành viên làm cùng công ty nhưng ở những phòng ban khác nhau.
- Xây dựng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp. Mang đến làn gió mới cho văn hóa của doanh nghiệp và truyền thông nội bộ hiệu quả.
Ngày nay, Teambuilding được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau như phát triển tinh thần đồng đội, gắn kết nhân viên với nhau, giúp cá nhân phát triển tốt hơn,… Nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung của tổ chức là thay đổi môi trường làm việc và doanh nghiệp ngày càng phát triển.