Lầu 5 Góc hay còn được gọi Ngũ Giác Đài là một trong những toà nhà quan trọng và nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ. Với thiết kế độc đáo và quy mô hoành tráng, Lầu 5 Góc là nơi đặt cơ quan đầu não của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan chính chịu trách nhiệm và quyết định đến an ninh và quân sự Hoa Kỳ.
Công trình mang dáng vẻ của một khối ngũ giác khổng lồ thu hút nhiều sự chú ý từ những kiến trúc sư hàng đầu thế giới và trở thành đề tài tranh luận về tính ưu việt của thiết kế. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt quân sự, Lầu 5 Góc còn là điểm tham quan nổi tiếng, minh chứng rõ ràng cho sức mạnh và sự phồn thịnh cùng năng lực kiến trúc và kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Trong bài viết này, hãy cùng VTourist sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử, kiến trúc và vai trò quan trọng của Lầu 5 Góc trong hệ thống an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhé!
1. Sơ lược về Lầu 5 Góc
1.1. Lầu 5 Góc nằm ở đâu?
Lầu 5 Góc tọa lạc tại thành phố Arlington, bang Virginia, ngay bên bờ Nam sông Potomac và phía Tây Nam thủ đô Washington DC. Đây là vị trí chiến lược, nằm giữa các khu dân cư và công viên, tạo nên sự kết nối mật thiết với cộng đồng địa phương.
Mặc dù là một trong những công trình trọng yếu của nước Mỹ, Lầu 5 Góc vẫn dễ dàng tiếp cận đối với du khách. Bạn có thể đến tham quan địa danh này qua các tuyến đường cao tốc I-395, I-66, hoặc sử dụng hệ thống tàu điện ngầm tại trạm Pentagon City Station.
1.2. Tại sao có tên gọi Lầu 5 Góc?
Tên gọi “Lầu 5 Góc” không chỉ phản ánh hình dạng đặc biệt của công trình mà còn mang ý nghĩa sâu xa về mục đích và chức năng của tòa nhà. Lầu 5 Góc được thiết kế theo hình ngũ giác với mỗi mặt gồm 5 tầng trên mặt đất và 2 tầng hầm, mỗi mặt lại có 5 toà nhà song song nhau, tạo thành một khối kiến trúc ấn tượng.
Thiết kế ngũ giác không chỉ biểu trưng cho sự vững chắc và bảo vệ mà còn là một phần trong chiến lược tối ưu hóa không gian văn phòng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Bộ Quốc Phòng. Con số 5 trong tên gọi đại diện cho một hệ thống phòng thủ quốc gia vững chắc với mỗi mặt tượng trưng cho một nhánh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ là Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển.
1.3. Bí ẩn số 5 kỳ lạ
Con số 5 đã trở thành một biểu tượng kỳ lạ và bí ẩn gắn liền với Lầu 5 Góc (Pentagon), một trong những công trình nổi bật nhất của quân đội Mỹ. Số 5 không chỉ xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà còn tạo nên một chuỗi những trùng hợp thú vị khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Trước tiên, thiết kế của tòa nhà Lầu 5 Góc vốn dĩ có 5 mặt, mỗi mặt gồm 5 dãy nhà và mỗi dãy nhà được chia thành 5 tầng. Những thông tin này đã được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, ít người nhận ra rằng diện tích của khu nhà không tính tầng hầm và sân trung tâm chính xác là 5 arce.
Đặc biệt, trong thảm họa khủng bố diễn ra vào ngày 11/09/2001, số người thiệt mạng tại Lầu 5 Góc là 125, một con số trùng hợp đúng bằng kết quả của 5 x 5 x 5. Điều đáng lưu ý hơn nữa là trong số các nạn nhân có 55 binh sĩ, tạo nên một sự liên kết thú vị với con số 5.
Có nhiều giả thuyết về sự xuất hiện kỳ lạ của con số 5 ở Lầu 5 Góc. Một số người cho rằng kiến trúc sư George Edwin Bergstrom, người thiết kế tòa nhà đã cố ý chọn con số 5 để biến toà nhà trở thành công trình để đời khiến cả thế giới phải nhớ đến. Có ý kiến khác cho rằng ông bị ảnh hưởng bởi thuyết ngũ hành của phương Đông và mong muốn biến tòa nhà thành một pháo đài bất khả xâm phạm.
Một số khác lại tin rằng con số 5 thể hiện tham vọng của người Mỹ trong việc kiểm soát toàn bộ 5 châu lục. Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì khu đất ban đầu có dạng hình lục giác và kiến trúc sư chỉ đơn thuần muốn tận dụng hết diện tích khu đất.
2. Lịch sự hình thành của Lầu 5 Góc
Được xây dựng trong bối cảnh toàn bộ châu Âu đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Hitler, Lầu 5 Góc ra đời để đáp ứng nhu cầu cấp bách của Bộ Chiến Tranh Hoa Kỳ.
Vào năm 1941, khi chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra căng thẳng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Mỹ. Để đối phó với tình hình này, Bộ Chiến Tranh Mỹ đã yêu cầu một trụ sở chỉ huy mới, mở rộng quy mô và đáp ứng nhiều nhu cầu cấp thiết của Bộ chính trị.
Ban đầu, khuôn viên được lựa chọn là một nông trại tại Arlington, Virginia, nhưng Tổng thống Roosevelt không đồng ý với địa điểm này vì lo ngại rằng xây dựng Lầu 5 Góc ở đó sẽ làm cản trở tầm nhìn từ Washington DC về nghĩa trang quốc gia.
Do đó, một địa điểm mới đã được lựa chọn, đó là sân bay Washington Hoover. Kiến trúc sư George Edwin Bergstrom đã đề xuất một thiết kế độc đáo với hình dạng ngũ giác đều để tận dụng diện tích và phù hợp với yêu cầu về không gian. Mặc dù thiết kế này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và gặp khó khăn trong quá trình thi công, nhưng thời gian đã chứng minh rằng đó là sự lựa chọn tối ưu.
Dự án Lầu 5 Góc được giao cho thiếu tướng Brehon B. Somervell, người phải hoàn thiện phương án chỉ trong 4 ngày. Với nhu cầu cấp bách và tiến độ thi công cao, công trình đã được xây dựng chỉ trong 16 tháng, từ tháng 8/1941 đến tháng 1/1943. Vào thời điểm cao điểm, có đến 13.000 công nhân làm việc ngày đêm, cùng với hơn 1.000 kiến trúc sư miệt mài hoàn thiện bản vẽ. Một tuyến đường dài hơn 48km cũng được xây dựng để vận chuyển vật liệu đến công trình.
Lầu 5 Góc chính thức được khánh thành vào ngày 15 tháng 1 năm 1943, và ngay lập tức trở thành tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới về diện tích sàn và công suất sử dụng. Công trình này đáp ứng yêu cầu hợp nhất 17 cơ quan trong Bộ Chiến Tranh thành một địa điểm làm việc duy nhất. Ban đầu, nơi đây được trang bị hệ thống cấp thoát nước riêng, sau đó được bổ sung sân bay trực thăng vào năm 1956, và tiếp tục mở rộng với trạm taxi, xe buýt, và hệ thống xe điện ngầm.
Ngày nay, Lầu 5 Góc vẫn giữ vai trò là trụ sở chính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và là nơi làm việc của gần 30.000 nhân viên. Tòa nhà không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là biểu tượng của sức mạnh quân sự và sự chuẩn bị của Hoa Kỳ trong mọi thời điểm của lịch sử. Sự phát triển và lịch sử của Lầu 5 Góc phản ánh sự bền bỉ và sáng tạo trong việc đáp ứng các nhu cầu quân sự của quốc gia, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng thích nghi và phát triển trong thời kỳ khó khăn.
3. Kiến trúc của Lầu 5 Góc
Kiến trúc của Lầu 5 Góc là sự kết hợp tinh tế giữa các phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển (Classical Revival), Hiện Đại (Modern Movement), và Tân Cổ Điển (Stripped Classicism) những được lược bỏ phần lớn các yếu tố trang trí. Công trình thể hiện mạnh mẽ sự quyền quy và sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.
Một trong những yêu cầu thiết kế ban đầu của Lầu 5 Góc là không vượt quá 5 tầng. Quy định này không chỉ nhằm đảm bảo tầm nhìn ra Virginia và Washington D.C không bị cản trở mà còn phản ánh tình trạng thiếu thép do chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sử dụng, công việc thiết kế và thi công được thực hiện song song, dẫn đến sự thay đổi vật liệu so với kế hoạch ban đầu.
Mỗi mặt tiền của Lầu 5 Góc đều sở hữu chiều cao 23,56m và dài 280,72m, tổng chiều dài hành lang là 28.15km và diện tích mặt sàn lên đến 616.518m2. Dù sở hữu quy mô khổng lồ nhưng việc di chuyển giữa các khu vực trong tòa nhà chỉ mất khoảng 7 phút. Sự tiện lợi này chính là nhờ vào khoảng sân hình ngũ giác rộng 20.000m² ở trung tâm. Từ mỗi góc của sân, 10 hành lang nối liền tỏa ra như hình nan hoa, gắn kết các phần của toà nhà thành một thể thống nhất, giúp tối tối ưu hóa diện tích và nâng cao hiệu quả di chuyển nội bộ.
4. Công tác bảo vệ tại Lầu 5 Góc
Lầu 5 Góc được biết đến là nơi đặt cơ quan đầu não của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chính vì thế, nơi đây đã trở thành một trong những tòa nhà có công tác bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới. Công tác bảo vệ tại Lầu 5 Góc do Cơ quan Bảo vệ Lực lượng Lầu Năm Góc (PFPA) đảm nhận với khả năng triển khai các biện pháp bảo vệ hàng đầu chống lại các cuộc tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
An ninh tại Lầu 5 Góc đã được tăng cường đáng kể sau sự kiện khủng bố ngày 11/09. Để đảm bảo an toàn, mọi người ra vào tòa nhà đều phải trải qua kiểm tra an ninh nghiêm ngặt và việc chụp ảnh bị cấm hoàn toàn. Cửa sổ tại Lầu 5 Góc được làm từ vật liệu chống nổ dày 1.5 inch, mỗi ô nặng 500 pound, tổng trọng lượng lên đến 1000 kg, nhằm ngăn chặn mọi nguy cơ từ bên ngoài.
Cuộc cải tạo lớn sau thảm họa 11/09 bao gồm việc loại bỏ vật liệu nguy hiểm, thay thế hệ thống cơ sở hạ tầng, bổ sung thang máy, thang cuốn, nâng cấp hệ thống an ninh và viễn thông. Các sĩ quan cảnh sát và quân cảnh được tăng cường để giám sát các lối vào và bãi đậu xe, trong khi hệ thống giao thông xung quanh tòa nhà được điều chỉnh để đảm bảo an ninh tối ưu.
Một cơ sở chuyển phát từ xa rộng 250.000 foot với 38 bến cảng được xây dựng để xử lý hàng ngàn mặt hàng mỗi ngày, cùng với sự hỗ trợ của đội chó đánh hơi tìm chất nổ. Tài xế và hàng hóa đều phải qua kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm kiểm tra gầm xe, máy dò kim loại, và chụp X-quang trước khi vào Lầu 5 Góc qua một đường hầm bảo mật. Những biện pháp này đảm bảo rằng Lầu 5 Góc luôn được bảo vệ an toàn và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
5. Quyền lực của Lầu 5 Góc
Lầu 5 Góc là trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là trung tâm quyền lực quân sự hàng đầu của quốc gia. Với vai trò là cơ quan đầu não về quân sự của Mỹ, Lầu 5 Góc có sức ảnh hưởng sâu rộng trong chính quyền, và trong nhiều trường hợp, nó có thể lấn át cả Nhà Trắng. Sự quan trọng của Lầu 5 Góc trong chính trị và quân sự không có tương đương trên thế giới, khiến nó trở thành điểm tập trung quyền lực và quyết định các chiến lược quân sự toàn cầu.
Lầu 5 Góc là nơi làm việc của khoảng 30.000 nhân viên quân sự và dân sự mỗi ngày. Nơi đây không chỉ là trung tâm chỉ huy của Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển mà còn đảm nhiệm vai trò điều phối các hoạt động quân sự toàn cầu.
Với diện tích rộng lớn lên đến 60 ha, tòa nhà sở hữu cơ sở hạ tầng cực kỳ phát triển bao gồm 16 bãi đậu xe, 131 cầu thang, 19 thang cuốn, khu ẩm thực và trung tâm mua sắm riêng. Lầu 5 Góc còn có đến 6 mã ZIP, phản ánh sự quy mô và tầm quan trọng của nó.
6. Sự kiện lịch sử ngày 11/9
Ngày 11/09/2001, Lầu 5 Góc đã trải qua một sự kiện kinh hoàng làm chấn động toàn thế giới. Vào ngày này, chuyến bay số hiệu 757 của hãng hàng không American Airlines trên hành trình từ sân bay Washington Dulles đến Sân bay Los Angeles, đã bị nhóm khủng bố al-Qaeda chiếm quyền kiểm soát. Máy bay Boeing 757 đã lao thẳng vào phía tây của Lầu 5 Góc, gây ra một cuộc tấn công tàn khốc.
Cuộc tấn công đã khiến 189 người thiệt mạng, trong đó có 64 hành khách trên máy bay bao gồm 5 kẻ tấn công, 125 nạn nhân khác được xác định là 70 dân thường và 55 quân sĩ đang có mặt tại tòa nhà. Khu vực phía ngoài của Lầu 5 Góc bị hư hại nghiêm trọng và sụp đổ một phần, tạo nên cảnh tượng tang thương và hoang tàn.
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, Lầu 5 Góc đang trong quá trình cải tạo, dẫn đến nhiều văn phòng bị bỏ trống. Điều này đã giúp giảm số lượng thương vong, chỉ khoảng 800 người có mặt trong tòa nhà trong tổng số 4.500 người. Nếu không có yếu tố may mắn này, con số thương vong có thể đã cao hơn rất nhiều.
7. Tham quan Lầu 5 Góc cùng VTourist
Du lịch VTourist nổi bật với dịch vụ chất lượng cao cấp và sự am hiểu sâu sắc về các điểm đến lịch sử và văn hóa. Với VTourist, bạn sẽ có cơ hội tham gia những tour du lịch được thiết kế đặc biệt để khám phá Lầu 5 Góc, từ việc tìm hiểu lịch sử huy hoàng đến những câu chuyện xúc động về cuộc tấn công ngày 11/09.
Các tour của VTourist bao gồm hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thông tin chi tiết và trải nghiệm cá nhân hóa, đảm bảo bạn không chỉ tham quan mà còn hiểu sâu về tòa nhà này. VTourist cam kết mang đến sự thoải mái và an toàn tuyệt đối, giúp bạn tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn nhất.
Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá một trong những biểu tượng quân sự quan trọng nhất của Mỹ. Hãy đặt ngay tour Mỹ với Du lịch VTourist để trải nghiệm Lầu 5 Góc và nhiều điểm đến thú vị khác!
Xem thêm: