Bầu Giáo Hoàng Mới – Mật Nghị Hồng Y

Mật nghị hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng). Là một cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị Giám mục của giáo phận Rôma. Người sẽ trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo. Thay cho vị giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức. Giáo hội Công giáo xem giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô để đứng đầu Giáo hội Công giáo tại trần gian. Mật nghị này là phương thức để chọn giáo hoàng trong suốt gần nửa thời gian tồn tại của giáo hội. Giờ đây trở thành phương thức cổ xưa nhất còn đang được thi hành để chọn người đứng đầu một tổ chức.

1. Ý nghĩa của sự kiện “Mật nghị” – bầu Giáo hoàng mới

Về cơ bản Mật nghị Hồng y (conclave) có nghĩa khóa kín. Từ tiếng Anh của sự kiện này bắt nguồn từ gốc Latin “cum-clave”, nghĩa là “có khóa”. Chữ “mật” đã thể hiện bản chất của nó là nội bộ, kín đáo, và không thể có tác động từ bên ngoài.

Cũng có khi gọi là Mật tuyển viện, nhưng việc sử dụng thuật ngữ “Mật tuyển viện” thì không chính xác. Vì theo quan điểm và đức tin Công giáo, tuyển chọn người làm giáo hoàng không phải là việc của các hồng y. Mà đây là việc của Thiên Chúa. Hàm ý đây là đặc quyền của người cấp trên chọn ra người cấp dưới để làm việc cho mình. Do đó, các hồng y không có quyền “tuyển” giáo hoàng. Mà họ chỉ có thể bỏ phiếu bầu cho một người nào đó theo ý định cá nhân của họ. Việc này hàm ý quyền của những người đồng cấp hoặc thấp hơn bầu ra một người lên làm lãnh đạo cho số đông.

Lời nhắc nhở của Đức Giáo hoàng trong Tông hiến

“Tôi ra lệnh cho các hồng y cử tri. Với tất cả trách nhiệm nặng nề trong lương tâm, phải giữ mọi bí mật về cuộc bầu giáo hoàng. Cả sau khi đã bầu vị giáo hoàng mới và không được vi phạm điều đó bằng bất cứ cách nào. Trừ khi được phép đặc biệt và rõ ràng của chính đức giáo hoàng. Để các hồng y cử tri có thể tránh được sự tò mò của người khác. Và các bẫy họ giăng ra làm thương tổn phán đoán độc lập, tự do quyết định của các vị. Tôi tuyệt đối cấm, không được du nhập với bất kỳ lý do gì những máy móc để thu hoặc phát lại âm thanh, hình ảnh hoặc chữ viết vào nơi diễn ra cuộc bầu cử. Nếu các máy đó hiện diện tại nơi ấy, thì không được sử dụng”.

2. Nơi bầu chọn tân Đức Giáo hoàng

Nhà nguyện Sistine là nơi diễn ra một trong những sự kiện đặc biệt và linh thiêng nhất của Giáo hội Công giáo. Đây là địa điểm các hồng y tổ chức bầu giáo hoàng mới sau khi một giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị. Các hồng y phải cách ly hoàn toàn với thế giới. Và họ dùng một bếp lò sắt có ống khói nhỏ để thông báo ra bên ngoài tình hình bầu chọn.

Nhà nguyện Sistine - địa điểm tổ chức Mật nghị Hồng Y
Nhà nguyện Sistine – địa điểm tổ chức Mật nghị Hồng Y

3. Nghi thức bầu chọn Giáo Hoàng

Mật nghị Hồng y khởi đầu bằng việc cử hành một thánh lễ cầu nguyện. Thánh lễ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô cho việc lựa chọn tân giáo hoàng. Các hồng y cử tri sau đó bắt đầu cuộc Mật nghị bằng một đoàn rước vào Nhà nguyện Sistina.

Các hồng y sẽ viết sự tên ứng viên mình lựa chọn lên phiếu bầu và gấp lại làm đôi. Sau khi hoàn thành công việc chọn ứng viên, các hồng y xếp hàng đến nơi bỏ phiếu. Theo quy định, mỗi ngày các hồng y phải nhóm họp hai lần (sáng và chiều), tại Nhà nguyện Sistina để bầu chọn tân giáo hoàng. Mỗi buổi tụ họp như vậy, nếu điều kiện cho phép, có thể tổ chức hai vòng bỏ phiếu.

Một yêu cầu tỉ mỉ hơn đối với việc lựa chọn giáo hoàng. Hồng y cử tri khi bỏ phiếu, giơ cao lá phiếu và đọc lời tuyên thệ: “Tôi xin Chúa Kitô, Đấng sẽ xét xử tôi, làm chứng rằng tôi bỏ phiếu cho người mà, theo Chúa, tôi thấy là phải bầu”. Ngoài ra, để đảm bảo mọi hồng y dù dã đến dự họp nhưng vì tuổi cao sức yếu, bệnh liệt giường. Thì nằm tại Nhà trọ thánh Martha, khi đó có 3 hồng y đem thùng phiếu chọn đến tận phòng của vị ấy.

4. Việc bỏ phiếu diễn ra bí mật nhưng việc kiểm phiếu diễn ra công khai

Khi phiếu đã được bỏ xong, các hồng y kiểm phiếu thực hiện động tác lắc mạnh thùng phiếu nhiều lần. Nhằm mục đích hòa lẫn các phiếu, sau đó tiến hành kiểm đếm. Trong trường hợp phát hiện có số phiếu không tương ứng với số cử tri, thì tất cả phiếu này bị đốt đi. Sau đó các hồng y tiến hành bỏ phiếu lại.

Nếu số lượng phiếu bầu tương đương số lượng hồng y cử tri. Sẽ tiến hành giai đoạn xác định kết quả bầu chọn. Một trong 3 hồng y kiểm phiếu sẽ có trách nhiệm dùng kim khâu các lá phiếu đã kiểm tra kết quả.

Trường hợp không thể bầu được tân Giáo hoàng

Nếu sau nhiều vòng bầu chọn đầu tiên, cụ thể là ba ngày đầu tiên bỏ phiếu. Mà các hồng y không thể chọn ra tân giáo hoàng. Các hồng y cử tri phải dành một ngày, tập trung cầu nguyện, trao đổi ý kiến và nghe huấn dụ của Hồng y trưởng đẳng Phó tế. Sau đó, tiếp tục thực hiện quy trình bầu cử khép kín.

Trường hợp tiếp tục sau 7 lần bỏ phiếu nữa mà vẫn không có kết quả. Thì nhóm hồng y cử tri tiếp tục tạm dừng việc bầu cử. Chú tâm cầu nguyện và trao đổi với nhau. Lại nếu sau 7 lần bỏ phiếu, mà vẫn chưa có kết quả chọn tân giáo hoàng. Thì tiếp tục tạm ngưng và diễn ra các hoạt động như cũ.

Cuộc bầu chọn trở nên phức tạp nếu đến lần bỏ phiếu thứ 33 hoặc 34. Mà số phiếu bầu không ai chiếm được 2/3 số phiếu. Thì các Hồng y được phát biểu ý kiến của mình về cách thức bầu cử mới. Nếu cách đó đạt được đa số tuyệt đối các cử tri. Các hồng y cử tri cũng có thể tách riêng 2 vị đạt được số phiếu cao nhất. Mời hồng y cử tri lựa chọn trừ chính hai vị ấy. Vị nào đạt quá bán phiếu bầu chọn thì đắc cử được mời gọi phát biểu ý kiến về cách bầu cử. Sau đó sẽ tiến hành việc bầu theo sự quyết định của đa số tuyệt đối các cử tri.

5. Tân Đức Giáo hoàng của Hội thánh

Sau mỗi vòng bầu chọn, các lá phiếu bầu chọn sẽ bị đốt trong một bếp lò đặt tại góc tường nhà nguyện. Theo truyền thống, sẽ có 2 màu khói bốc lên từ ống khói từ việc đốt cháy các lá phiếu. Khói đen bay lên trên nóc nhà nguyện biểu thị một vòng bỏ phiếu chưa thu được kết quả. Khói trắng bốc lên có kèm theo chuông reo từ Thánh đường Thánh Phêrô. Đây là dấu hiệu cho thấy các hồng y đã chọn được giáo hoàng.

Ban công Toà thánh Vatican - nơi Tân Giáo hoàng phát biểu
Ban công Toà thánh Vatican – nơi Tân Giáo hoàng phát biểu

Khi một Hồng y được bầu làm Giáo hoàng, ông sẽ được hỏi ý kiến xem có đồng ý trở thành Giáo hoàng hay không. Và tân Đức Giáo hoàng muốn được gọi tên là gì. Người đứng đầu Hồng y đoàn khi đó sẽ bước ra ban công chính của Tòa thánh Vatican. Và tuyên bố với thế giới: “Habemus Papam!” – “Chúng ta có Giáo hoàng mới”. Sau đó tân Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công và gửi lời chào và cầu nguyện đến các con chiên của mình.

Xem thêm:

VTourist

Du Lịch VTourist

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Kinh đô thời trang

Top 5 Kinh Đô Thời Trang Hàng Đầu Thế Giới

10/08/2024
Bức họa "Sự phán xét cuối cùng"

Câu Chuyện Ly Kỳ Về Bức Họa “Sự Phán Xét Cuối Cùng” Của Michelangelo

13/05/2024
Thương hiệu thời trang Ý

Các Thương Hiệu Thời Trang Nước Ý Nổi Tiếng Bậc Nhất

13/05/2024

Tin tức mới nhất

Cầu Cổng Vàng không chỉ là một kỳ quan kỹ thuật mà còn là minh chứng sống động về lòng kiên trì và sáng tạo của Hoa Kỳ, công trình tiêu tốn hơn 30 triệu USD với hơn 80.000 tấn thép và 1,2 triệu m³ bê tông được sử dụng

Cầu Cổng Vàng: Từ Lịch Sử Huy Hoàng Đến Biểu Tượng Vĩnh Cửu Của San Francisco

Làng Solvang

Làng Solvang – Thiên Đường Kiến Trúc Đan Mạch Giữa Lòng California

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cây thông Noel lại được trang trí lộng lẫy hay vì sao ông già Noel lại đi phát quà vào đêm Giáng sinh? Những tập tục này không chỉ đặc biệt mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa riêng biệt của người Mỹ

Top 10 Sự Thật Đáng Kinh Ngạc Về Lễ Giáng Sinh Ở Mỹ

Giáng sinh ở Mỹ không chỉ dịp để các gia đình quây quần mà còn là cơ hội để trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống đặc biệt của người Mỹ, tận hưởng dịp mua sắm Black Friday lớn nhất năm với vô vàng những ưu đãi hấp dẫn.

Khám Phá Những Điều Đặc Biệt Trong Mùa Giáng Sinh Ở Mỹ

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm