Câu Chuyện Ly Kỳ Về Bức Họa “Sự Phán Xét Cuối Cùng” Của Michelangelo

Nhắc tới Nhà Nguyện Sistine, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bức tranh trên trần nhà được thực hiện bởi Michelangelo. Bức tranh khắc họa các cảnh tượng trong cuốn Sách Sáng Thế. Cuốn sách mở đầu cho Cựu Ước nói chung và Kính Thánh nói riêng. Tuy nhiên, người nghệ sĩ còn có một kiệt tác khác cũng ấn tượng không kém trong cùng căn phòng đó là bức họa “Sự phán xét cuối cùng”. Bức họa bao phủ toàn bộ bức tường sau án thờ, ra đời vài thập kỷ sau.

Bức họa Sự phán xét cuối cùng được đặt sau án thờ trong nhà Nguyện Sistine
Bức họa Sự phán xét cuối cùng được đặt sau án thờ trong nhà Nguyện Sistine

1. Hoàn cảnh ra đời 

Khi nhà Medici bị lật đổ và soán ngôi. Danh họa Michelangelo đã quay trở lại La Mã sau 25 năm làm việc cho triều đại này. Tại đây, ông được chào đón bởi Giáo hoàng Clêmentê VII. Người đã đặt hàng Michelangelo một bức tranh tường mới cho Nhà Nguyện Sistine. Không may, Giáo hoàng đã qua đời trước khi tác phẩm được hoàn thành. Người kế nghiệp của ông là Giáo hoàng Paul III đã thay ngài phụ trách đơn đặt hàng này. 

Michelangelo bắt tay thực hiện bức tranh tường vào năm 1534 và chính thức hoàn thành vào năm 1541 khi ông đã 67 tuổi. Tác phẩm “Sự phán xét cuối cùng” được thực hiện ở giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp của Michelangelo. Khi mà phong cách của ông đã được hoàn thiện một cách trọn vẹn nhất.

Kể từ khi ra đời, tác phẩm liên tục gây nhiều tranh cãi. Đồng thời cũng tạo tác động lớn tới lịch sử hội họa. Mặc dù khai thác một chủ đề quen thuộc của giai đoạn Phục hưng. Michelangelo đã tạo nên sự độc đáo của tác phẩm nhờ phong cách vừa được đánh giá cao nhưng cũng nhận về nhiều phản hồi tiêu cực. 

2. Bức tranh “Sự phán xét cuối cùng”

Bức họa trên tường có tên “Sự phán quyết cuối cùng” khắc họa hình ảnh Chúa Jesus đứng trên mây nổi bật ở chính giữa. Với thần thái siêu phàm, Ngài giơ cánh tay phải lên cao chủ trì phiên xét xử. Đưa ra phán quyết, dẫn dắt người thiện lên Thiên đàng. Lòng bàn tay trái của Ngài ấn mạnh xuống để ngăn chặn tà ác. Chỉ định những kẻ phạm tội bị đày xuống địa ngục, kẻ bất lương sẽ gặp ác báo.

Cánh tay phải của Ngài dường như chỉ cần vẫy nhẹ là trong chớp mắt sẽ đưa ra các phán quyết cuối cùng cho thế gian. Và mọi thứ sẽ được giải quyết. Trong bố cục tuyệt vời này, lòng từ bi và sự uy nghi cùng tồn tại. Từ đó nhìn thấy sự vĩ đại của Thiên Chúa, giúp thế nhân hiểu được hậu quả của thiện và ác.

Đức mẹ Maria đứng bên cạnh Chúa nhìn xuống nhân gian bằng lòng thương xót. Thánh Anna cùng mười hai môn đệ và các Thánh tử vì đạo đứng quanh Chúa Jesus. Ở phía dưới bên phải của Chúa, tông đồ Bartholomew cầm trên tay miếng da bị lột trong cuộc tử vì đạo của mình. 

Bức họa "Sự phán xét cuối cùng"
Bức họa “Sự phán xét cuối cùng”

2.1. Bức tranh nói lên nhân quả cuộc sống

Về tổng thể, bức tranh “Sự phán xét cuối cùng” xoay quanh cuộc phán xét. Phía bên trái là những người được cứu vớt khỏi cái chết; nhưng cũng có nhiều kẻ bị đày đọa xuống địa ngục. Phía dưới cùng của bức họa là Charon. Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, thần Charon có nhiệm vụ dẫn đường cho các linh hồn xuống âm phủ. Ở đây, ông đang đưa những linh hồn đáng thương này xuống thẳng địa ngục. Nơi đầy rẫy những thứ ma quỷ gớm ghiếc, kinh tởm. 

Bởi nhân loại được Thiên Chúa tạo ra theo cách riêng của Ngài. Do đó mỗi hành động tốt và xấu của con người đều luôn chịu sự giám sát của Chúa. Thiên Chúa sẽ phán xét mọi thứ theo chính nghĩa vào ngày Đại thẩm phán cuối cùng. Con người chịu đựng mọi đau khổ, tội lỗi ở trần gian là để gột rửa bụi trần. Đây là cách duy nhất giúp con người thoát khỏi nghiệp tội và làm sạch tâm hồn trước khi đến gặp Đấng tối cao.

Trong cuộc phán xét cuối cùng, những người có tâm hồn trong sáng và trái tim chính nghĩa sẽ sống đời đời bất tử và nhận được niềm vinh quang trọn vẹn từ Chúa. Còn những kẻ không tin vào Chúa, bất lương, bất thiện, thường hay làm điều ác sẽ phải chịu đau khổ hoặc bị trừng phạt mãi mãi.

2.2. Những chi tiết ẩn dụ trong bức họa “Sự phán quyết cuối cùng”

Thiên thần với chiếc sừng dài trong bức tranh yêu cầu mọi người đều phải chịu phán xét. Michelangelo cũng cho thấy phản ứng cảm xúc và thái độ của những người bị xét xử trong Đại thẩm phán. Trong số đó, khuôn mặt sợ hãi và hoảng loạn của những linh hồn có tội cho thấy nỗi tuyệt vọng và đau đớn khi biết mình bị đày xuống địa ngục.

Đưa chính mình vào bức họa

Trong bức họa “Sự phán quyết cuối cùng”, danh họa Michelangelo đã lồng ghép vào đó những chi tiết ẩn dụ. Những chi tiết này được đánh giá rất cao qua nhiều thời kỳ. Mặc dù chúng từng không nhận được những phản hồi tích cực đương thời. 

Chi tiết đầu tiên là hình ảnh chân dung tự họa của Michelangelo. Ông vẽ minh trong hình ảnh một vị thánh đang ngồi dưới chân trái của chúa Giêsu. Ông đang ngồi trên một đám mây, cầm bộ da người trên tay. Đây chính là Thánh Bartholomew, người đang bị đày đọa sau khi bị lột sống da. Bởi vậy, ông đang cầm con dao để lột da vị thánh xấu số này. Vậy nhưng, cũng có nhiều người cho rằng khuôn mặt trên bộ da người thực chất là khuôn mặt của danh họa Michelangelo. 

Thánh Bartholomew đang cầm bộ da người
Thánh Bartholomew đang cầm bộ da người

Đừng chọc giận Michelangelo

Bên cạnh đó, Michelangelo còn đưa vào những chi tiết gây nhiều tranh cãi. Ở phía dưới bên phải khung hình xuất hiện một nhóm bất hảo đang đứng túm tụm lại. Trong đó có một nhân vật đặc biệt nổi bật. Hắn mang chiếc tai của con lừa – biểu tượng của sự ngu ngốc. Cuộn quanh người hắn là một con rắn đang cắn nuốt bộ phận riêng tư của hắn. 

Ẩn dục mục sư Biagio da Cesena trong hình ảnh Minos
Ẩn dục mục sư Biagio da Cesena trong hình ảnh Minos

Một người bạn của họa sĩ là Vasari kể lại: Khi Michelangelo đang vẽ bức bích họa “Sự phán xét cuối cùng”. Giáo hoàng Paul III và mục sư Cecina đến thăm và thấy bức tranh vẫn còn đang dang dở.

Đức Giáo hoàng khi đó đã hỏi ý kiến Cecina. Cecina nói rằng bức tranh khỏa thân “không thể được đặt trong đại lễ đường trang trọng; không thể được đặt trong nhà thờ; chỉ phù hợp để trong nhà tắm công cộng và khách sạn”. Michelangelo vô cùng tức giận. Ông đã vẽ mặt quan tòa Minos giống mặt Cecina và thân người bị con mãng xà quấn chặt. Cecina cầu xin cả Giáo hoàng và Michelangelo nhưng rốt cuộc vẫn không thay đổi được việc này.

3. Bức họa “Sự phán xét cuối cùng” vấp phải những tranh cãi dữ dội

Da Cesena không phải là người duy nhất phản đối cách khai thác chủ đề “Sự phán quyết cuối cùng” của Michelangelo. Rất nhiều nhân vật trong nhà thờ đã thể hiện sự phẫn nộ và yêu cầu danh họa chỉnh sửa tác phẩm. Họ không hài lòng với việc kết hợp các nhân vật tôn giáo và thần thoại. Và tất nhiên, với việc có quá nhiều nhân vật lõa thể xuất hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn có một số người ủng hộ bức tranh và khen ngợi sự thông minh và phong cách hội họa của Michelangelo. 

Một số người khác thì cho rằng Michelangelo nên bám sát hơn vào sự kiện được thuật lại trong kinh thánh. Và cho rằng chúa Giêsu nên được ngồi trên một ngai vàng. Chi tiết những y phục cuốn theo gió là không cần thiết vì theo đúng nguyên tác ngày phán xét diễn ra khi trời lặng gió. 

3.1. Bức tranh phải bị che lại vì tranh cãi về hình ảnh khỏa thân

Cuộc tranh cãi tiếp tục gia tăng trong những năm sau khi bức bích họa được hoàn thành. Đặc biệt trong thời điểm những cải cách mới về nghệ thuật tôn giáo mà Hội đồng Trent đã ban hành vào năm 1563. Trong sắc lệnh chính thức, mọi thứ “mê tín” hoặc “dâm ô” đều bị cấm triệt. Và thật không may cho Michelangelo khi “những bức tranh trong Nhà nguyện Tông Đồ đã bị che lại. Và một số bức tranh tại các nhà thờ khác thậm chí đã bị phá hủy nếu chúng khắc họa bất cứ điều gì tục tĩu hoặc sai sự thật”.

Không lâu sau khi Michelangelo qua đời. Giáo hoàng đã yêu cầu vẽ quần áo hoặc vải che lên những nhân vật khỏa thân trong bức họa “Sự phát xét cuối cùng”. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1992. Khi tu sửa những bức bích họa bị ẩm ở Nhà nguyện Sistine, phần quần áo vẽ thêm ấy đã bị xóa sạch. Sau đó bức tranh tường được khôi phục vào năm 1993 dưới sự giám sát của Bảo tàng Vatican.

Thánh Catherine và Thánh Blaise được khoác thêm trang phục
Thánh Catherine và Thánh Blaise được khoác thêm trang phục

Ngày nay, các nhà phê bình nghệ thuật đã có cái nhìn cởi mở hơn về “Sự phán quyết cuối cùng”. Trong khi một số người vẫn còn lúng túng trước sự mô tả cồng kềnh của giải phẫu và nhóm các hình. Nhìn chung tác phẩm vẫn được coi là một kiệt tác.

Xem thêm:

VTourist

Admin Du Lịch VTourist Content Marketing

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Kinh đô thời trang

Top 5 Kinh Đô Thời Trang Hàng Đầu Thế Giới

10/08/2024
Thương hiệu thời trang Ý

Các Thương Hiệu Thời Trang Nước Ý Nổi Tiếng Bậc Nhất

13/05/2024
Đấu trường La Mã Colosseum - Kiệt tác kiến trúc trường tồn cùng thời gian

Những Công Trình Kiến Trúc La Mã Tuyệt Đẹp Tại Roma

10/05/2024

Tin tức mới nhất

Phố cổ Malacca được mệnh danh là "trái tim lịch sử" của Malaysia, nơi giao thoa giữa các nền văn minh Đông - Tây với những công trình kiến trúc đổi bật có lịch sử hàng thập kỷ

Phố Cổ Malacca: Từ Cảng Biển Cổ Xưa Đến Di Sản Thế Giới UNESCO

Chùa Kek Lok Si công trình Phật giáo lớn nhất Malaysia, với kiến trúc tinh tế và nhiều nét độc đáo như tòa tháp 7 tầng, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khổng lồ và hồ phóng sinh

Chùa Kek Lok Si: Biểu Tượng Phật Giáo Vĩ Đại Của Malaysia

Cao nguyên Genting

Cao Nguyên Genting – Thiên Đường Giải Trí Trên Mây Của Malaysia

Cung điện Hoàng gia Istana Negara

Cung Điện Hoàng Gia Istana Negara – Biểu Tượng Quyền Lực Của Vương Quyền Malaysia

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm