Vệ Binh Thụy Sĩ – Bảo Vệ An Nguy Của Giáo Hoàng

Ai đến thăm Tòa Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm. Họ mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này. Vậy hãy cùng Vtourist tìm hiểu xem Vệ binh Thụy Sĩ là gì nhé!!!

1. Vệ binh Thụy SĨ là ai?

Vệ binh Thụy Sĩ là nhóm binh sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng, tòa thánh Vatican. Và còn là quân đội của quốc gia nằm gọn trong lòng thủ đô Roma của Italy.

Trong quá khứ, Vệ binh Thụy Sĩ, tên Latin là Custodes Helvetici. Là tập hợp những người lính Thụy Sĩ ra đời cuối thế kỷ 15. Họ làm vệ sĩ, bảo vệ nghi lễ, canh giữ cung điện hay đánh thuê cho quân đội các nước tới cuối thế kỷ 19. Ngày nay, lực lượng này chỉ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng và Tòa thánh Vatican. Họ cũng là quân đội của Vatican, theo Ibtimes.

Vệ binh Thụy Sĩ
Vệ binh Thụy Sĩ

Yêu cầu khắt khe để trở một người vệ binh

Thành viên lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ được tuyển theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Họ buộc phải là nam công dân Thụy Sĩ theo đạo Cơ Đốc; trong độ từ 19 đến 30 tuổi; chiều cao tối thiểu là 1,74m; ngoại hình ưa nhìn; biết vài ngoại ngữ; sẵn sàng hy sinh vì giáo hoàng với lý lịch tư pháp cá nhân rõ ràng; không có tiền án tiền sự và vẫn còn độc thân (ngoại trừ các sĩ quan). Đã hoàn thành khóa đào tạo cơ bản của đội vệ binh Thụy Sĩ và có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt; phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc tốt nghiệp trung học.

Biên chế thường trực của Đội Vệ binh Thụy Sĩ là 110 người. Trong đó cấp chỉ huy trưởng là một sĩ quan mang hàm đại tá; cấp chỉ huy phó và linh mục tuyên úy mang hàm trung tá. Các cấp chỉ huy kế tiếp hàng sĩ quan gồm một thiếu tá, 2 đại úy và 1 chuẩn úy. Hàng hạ sĩ quan gồm 5 thượng sĩ, 10 trung sĩ và 10 hạ sĩ. Số binh sĩ còn lại gồm 78 người không mang cấp hàm cụ thể.

2. Đồng phục nổi bật

Trang phục thường ngày của đội vệ binh Thụy Sĩ
Trang phục thường ngày của đội vệ binh Thụy Sĩ

Đồng phục hiện tại của lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ ra đời từ năm 1914. Chúng khá rộng và hình dáng khá phổ biến trong các bộ quân phục thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Trang bị đồng phục mới cho các vệ binh theo phong cách của thời Phục hưng, pha trộn 4 màu phổ biến là xanh, vàng, đỏ và da cam. Phụ kiện đi kèm gồm chiếc mũ chóp trận màu đen gắn tua đỏ, viền cổ áo và găng tay màu trắng, chiếc thắt lưng màu nâu cùng đôi giày đen.

Trong các dịp lễ đặc biệt, hay trong Nghi thức bầu giáo hoàng vệ binh phải mặc thêm bộ giáp trụ nặng 3,6kg. Còn với ngày thường thì mũ chóp trận đúc bằng sắt được thay bằng chiếc mũ nồi màu đen. Tuy quyết định của người đứng đầu Giáo hội có hiệu lực tức thì. Nhưng phải mất gần nửa năm sau mới may đủ đồng phục trang bị cho toàn thể các thành viên thuộc Đội Vệ binh Thụy Sĩ. Tuy nhiên, đồng phục hàng ngày của họ đơn giản hơn với màu xanh.

Áo giáp vệ binh Thụy Sĩ
Áo giáp vệ binh Thụy Sĩ

3. Vì sao lính bảo vệ Giáo hoàng là người Thụy Sĩ

Vào ngày 22/1/1506, 150 binh lính Thụy Sĩ đầu tiên đã đặt chân đến thành Rome. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ giáo hoàng Julius đệ nhị, mở đầu cho sứ mệnh đặc biệt của đội quân này. Kể từ đó, nhiệm vụ bảo vệ Đức Thánh Cha không dành cho bất cứ dân tộc nào khác. Tại sao lại là Thụy Sĩ? Bởi vào thời Trung cổ, lính Thụy Sĩ nổi tiếng là can đảm và tinh nhuệ, thiện chiến, trung thành. Là đội quân đánh thuê nổi tiếng ở nhiều nước châu Âu theo các hiệp ước ngoại giao mà chính phủ Thụy Sĩ ký kết với các quốc gia đó. Những người lính xuất sắc của Thụy Sĩ cũng được một số hoàng gia châu Âu thuê làm lính ngự lâm, bảo vệ nhà vua và hoàng tộc.

Họ là những người giữ chữ tín

Các chiến binh Thụy Sĩ đã không phụ lòng tin cậy của Vatican trong hơn 500 năm qua, với hơn 40 đời Giáo hoàng kế tiếp nhau. Công lớn đầu tiên của họ được ghi vào lịch sử sau 21 năm thành lập. Khi thành Rome – lãnh thổ của Giáo hội công giáo La Mã, bị xâm phạm, cướp phá, các linh mục bị khủng bố. Đội cận vệ đã cứu Giáo hoàng Clement VII thoát khỏi cuộc tấn công của lính Tây Ban Nha vào ngày 6/5/1527. Và cái giá phải trả cho chiến công đó là 147 binh sĩ đã bỏ mình. Kể từ đó đến nay, ngày 6/5 hằng năm trở thành ngày truyền thống mà đội cận vệ Thụy Sĩ tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đức Thánh cha. Lời thề đó được tuyên ở quảng trường Thánh Damaso, bên trong Vatican.

4. Vệ binh Thụy Sĩ là những người đa tài

Là người bảo vệ giáo hoàng, họ phải biết thổi kèn bài quốc ca Vatican; biết sử dụng thành thạo cả các vũ khí cổ xưa như khiên, kiếm, kích, dao… lẫn vũ khí hiện đại như súng lục; tiểu liên; lựu đạn cay; bộ đàm… cùng các kỹ thuật khác kể cả chống khủng bố. Trong những nghi lễ cần phải mặc trang phục truyền thống. Bên dưới bộ đồ cổ xưa “rườm rà” đó, họ vẫn phải giắt thêm những khẩu súng Baretta-38 để đề phòng bất trắc. Sau vụ ám sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981, khả năng chiến đấu và bảo vệ của đội lính Thụy Sĩ đã được tăng cường hơn rất nhiều, với các chương trình đào tạo toàn diện hơn.

5. Bảo vệ sự an toàn của Giáo hoàng là nhiệm vụ chính của họ

Vệ binh Thụy Sĩ đứng gác tại các cổng vào Vatican
Vệ binh Thụy Sĩ đứng gác tại các cổng vào Vatican

Cho dù việc bảo vệ Vatican còn có sự tham gia của lực lượng an ninh Italy và các cảnh sát mặc thường phục. Nhưng sự an toàn của riêng Giáo hoàng vẫn thuộc về trách nhiệm của đội cận vệ Thụy Sĩ. Họ đứng gác các cửa chính dẫn vào cung của Đức Thánh cha, trước các căn hộ mà ngài ở. Trong mọi cuộc xuất hiện công khai hay các chuyến công du của ngài, họ vây quanh tháp tùng trong các bộ thường phục. 

Đội vệ binh Thụy Sĩ gác tại các cổng vào thành Vatican. Những người khác cầm giáo gác tại các cửa đồng Bernini, lối vào chính của Phủ Giáo hoàng và nơi ở của giáo hoàng. Họ cũng gác tại Hội trường Phaolô VI khi có những cuộc tiếp kiến, nơi họ thu hút sự chú ý của các du khách.

Lại thêm một địa điểm mà bạn nên note vào sổ tay khi du lịch Châu Âu. Đến đây để chiêm ngưỡng sự uy nghi trang trọng của đội Vệ binh Thụy Sĩ, một nét độc đáo của Vatican.

Xem thêm:

VTourist

Admin Du Lịch VTourist Content Marketing

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Tượng Sư Tử Sầu bi

Tượng Sư Tử Sầu Bi – Dấu Ấn Cảm Xúc Tại Lucerne, Thuỵ Sĩ

09/05/2024
Đồng hồ Thuỵ Sĩ

Đồng Hồ Thụy Sỹ – Những Huyền Thoại Thời Gian

09/05/2024
Thành phố Hòa bình - Thành phố Geneva

Thành Phố Hoà Bình – Thành Phố Geneva

08/05/2024

Tin tức mới nhất

Phố cổ Malacca được mệnh danh là "trái tim lịch sử" của Malaysia, nơi giao thoa giữa các nền văn minh Đông - Tây với những công trình kiến trúc đổi bật có lịch sử hàng thập kỷ

Phố Cổ Malacca: Từ Cảng Biển Cổ Xưa Đến Di Sản Thế Giới UNESCO

Chùa Kek Lok Si công trình Phật giáo lớn nhất Malaysia, với kiến trúc tinh tế và nhiều nét độc đáo như tòa tháp 7 tầng, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khổng lồ và hồ phóng sinh

Chùa Kek Lok Si: Biểu Tượng Phật Giáo Vĩ Đại Của Malaysia

Cao nguyên Genting

Cao Nguyên Genting – Thiên Đường Giải Trí Trên Mây Của Malaysia

Cung điện Hoàng gia Istana Negara

Cung Điện Hoàng Gia Istana Negara – Biểu Tượng Quyền Lực Của Vương Quyền Malaysia

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm