Nhà Thờ Saint Basil – Nơi Mà Màu Sắc Cũng Biết Cất Lời Cầu Nguyện

Giữa quảng trường Đỏ trứ danh của thủ đô Moskva, nơi gắn liền với biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của nước Nga, nổi bật lên một công trình độc đáo, rực rỡ sắc màu và mang dáng hình không giống bất kỳ kiến trúc nào trên thế giới – đó chính là nhà thờ Saint Basil (hay còn gọi là nhà thờ Chính tòa Thánh Vasily). Mỗi vòm tháp, mỗi viên gạch nơi đây dường như đang “cất lời cầu nguyện” trong thinh lặng, khiến du khách không khỏi choáng ngợp bởi vẻ đẹp siêu thực. Hãy cùng VTourist khám phá từng góc cạnh của tuyệt tác này qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về nhà thờ Saint Basil

Nhà thờ Saint Basil nơi mỗi viên gạch đều đang “cất lời cầu nguyện”
Nhà thờ Saint Basil nơi mỗi viên gạch đều đang “cất lời cầu nguyện”

Nhà thờ Saint Basil hay còn gọi là nhà thờ Chính tòa Thánh Vasily, là một trong những biểu tượng kiến trúc nổi bật nhất nước Nga. Công trình tọa lạc tại trung tâm quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1990. Với hình dáng như một ngọn lửa bốc cháy ngược và các mái vòm hình củ hành rực rỡ sắc màu, Saint Basil khiến bất kỳ ai cũng phải ngỡ ngàng ngay lần đầu chạm mặt.

2. Lịch sử của nhà thờ Saint Basil

Nhà thờ Saint Basil là một biểu tượng kiến trúc nổi bật của Moscow, Nga. Lịch sử hình thành nhà thờ gắn liền với những chiến thắng quân sự vang dội và những dấu mốc văn hóa đầy ý nghĩa từ thời Sa hoàng Ivan IV – người được mệnh danh là Ivan Bạo Chúa.

2.1. Khởi nguồn và quá trình xây dựng

Vào giữa thế kỷ XVI, Sa hoàng Ivan IV (còn được biết đến với tên gọi Ivan Bạo Chúa) đã tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Hãn quốc Kazan. Sau chiến thắng vang dội và việc sáp nhập Kazan vào lãnh thổ Nga, Ivan IV quyết định xây dựng một nhà thờ để kỷ niệm sự kiện này.

Công trình vinh danh những chiến thắng vĩ đại của Sa hoàng Ivan IV 
Công trình vinh danh những chiến thắng vĩ đại của Sa hoàng Ivan IV

Ban đầu, một nhà thờ gỗ đơn sơ được dựng lên ngay tại quảng trường Đỏ, gần cổng Spasskaya của điện Kremlin. Tuy nhiên, công trình gỗ này nhanh chóng được thay thế bằng một nhà thờ bằng đá vĩnh cửu hơn, với mong muốn tạo nên một biểu tượng thiêng liêng trường tồn cùng lịch sử dân tộc.

Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1555 và hoàn tất vào năm 1561 – mất khoảng sáu năm để hoàn thiện một kiệt tác tôn giáo và kiến trúc có một không hai. Vào mùa hè năm 1561, nhà thờ Saint Basil được Thượng phụ Makary – Giáo chủ Moscow – chủ trì nghi lễ thánh hiến long trọng.

2.2. Cấu trúc ban đầu và sự mở rộng

Công trình ban đầu sở hữu thiết kế với 8 toà tháp chính
Công trình ban đầu sở hữu thiết kế với 8 toà tháp chính

Thiết kế ban đầu của nhà thờ gồm một khối trung tâm lớn bao quanh bởi bảy nhà nguyện nhỏ hơn, tượng trưng cho tám trận chiến then chốt trên đường tiến quân đến Kazan. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, một nhà nguyện thứ chín được bổ sung để tạo nên sự cân đối hài hòa cho tổng thể kiến trúc.

Mỗi nhà nguyện đều có mái vòm riêng biệt và được thiết kế theo phong cách khác nhau, mang trong mình biểu tượng riêng biệt, như thể kể lại từng chương trong bản hùng ca chiến thắng của quân đội Nga. Sự xuất hiện của mái vòm thứ chín đã góp phần định hình hình dáng đặc trưng ngày nay của nhà thờ Saint Basil – một tổ hợp kiến trúc độc đáo gồm chín mái vòm đầy màu sắc, không có chiếc nào giống chiếc nào.

2.3. Nguồn gốc tên gọi

Nhà thờ Pokrovsky và Lobnoye Mesto được mô tả trong cuốn sách của Adam Olearius "Mô tả về chuyến đi đến Muscovy và qua Muscovy đến Ba Tư và quay trở lại"
Nhà thờ Pokrovsky và Lobnoye Mesto được mô tả trong cuốn sách của Adam Olearius “Mô tả về chuyến đi đến Muscovy và qua Muscovy đến Ba Tư và quay trở lại”

Tên gọi chính thức của nhà thờ Saint Basil là Nhà thờ Chính tòa Pokrovsky trên Hào – trong đó “Pokrovsky” mang ý nghĩa tôn kính Đức Mẹ Đồng Trinh với lễ Pokrov (Bảo trợ của Đức Mẹ), diễn ra đúng vào ngày khởi đầu cuộc tấn công vào Kazan. Phần “trên Hào” đề cập đến con hào Alevisov từng tồn tại trước đây dọc theo bức tường Kremlin.

Dẫu vậy, trong lòng người dân Moscow, nhà thờ lại được biết đến phổ biến hơn với tên gọi “Saint Basil”, để tưởng nhớ đến thánh Vasily the Blessed – một vị thánh sống lang thang khổ hạnh, nổi tiếng với khả năng nhìn thấu tâm can con người.

Hình ảnh nhà thờ Saint Basil vào năm 1842
Hình ảnh nhà thờ Saint Basil vào năm 1842

Ông thường đi chân trần giữa mùa đông băng giá, rao giảng và ban phước lành cho dân chúng. Sau khi mất, ông được chôn cất tại nơi ngày nay là một phần của nhà thờ. Năm 1588, Sa hoàng Fyodor – con trai Ivan IV – đã ra lệnh xây dựng một nhà nguyện riêng ngay trên phần mộ của ông. Chính sự sùng mộ lớn lao từ người dân đã khiến tên của vị thánh này trở thành cái tên quen thuộc gắn liền với toàn bộ nhà thờ.

2.4. Những lần trùng tu và thay đổi kiến trúc

Trong suốt nhiều thế kỷ tồn tại, nhà thờ Saint Basil đã trải qua không ít lần trùng tu và thay đổi để bảo tồn kiến trúc và nét văn hóa đặc sắc. Vào cuối thế kỷ XVII, khu hành lang ngoài trời được xây thêm mái che và trang trí bằng hoa văn thực vật, mang phong cách Baroque thời thượng. Cầu thang ngoài trời cũng được thay thế bằng các lối đi có mái vòm, tháp chuông cũ được xây mới với mái chóp lợp ngói men sặc sỡ.

Thế kỷ XVIII chứng kiến nhiều trận hỏa hoạn lớn gây hư hại cho nhà thờ, trong đó hậu quả nặng nề nhất bắt nguồn từ vụ cháy ở khu phố Troitsky. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ trực tiếp của Nữ hoàng Ekaterina II, nhà thờ được cấp kinh phí trùng tu quy mô lớn, bao gồm cả việc mạ vàng các mái vòm và khôi phục tranh tường quý giá bên trong.

Từng đứng trước nguy cơ bị phá bỏ trong thời kỳ Liên Xô
Từng đứng trước nguy cơ bị phá bỏ trong thời kỳ Liên Xô

Bước sang thế kỷ XIX, dưới triều đại Sa hoàng Alexander II, nhà thờ Saint Basil tiếp tục được gìn giữ như một di sản quốc gia. Những nỗ lực bảo tồn tập trung vào việc giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc nguyên bản, đồng thời khôi phục lại những bức họa và chi tiết bị thời gian bào mòn.

Mặc dù từng đối mặt với nguy cơ phá bỏ trong thời kỳ Liên Xô – khi chính quyền Xô Viết coi tôn giáo là lạc hậu – nhưng nhờ sự phản đối mạnh mẽ của giới trí thức và nhân dân, nhà thờ Saint Basil vẫn được giữ lại như một phần hồn thiêng của thủ đô Moscow.

3. Phong cách kiến trúc của nhà thờ Saint Basil

Nhà thờ Saint Basil không chỉ là một công trình tôn giáo quan trọng của nước Nga mà còn là biểu tượng kiến trúc mang tính biểu tượng toàn cầu. Được xây dựng từ năm 1555 đến năm 1561 theo lệnh của Sa hoàng Ivan IV (Ivan Bạo chúa), nhà thờ là sự kết hợp đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc Nga truyền thống và yếu tố Byzantine, pha trộn với các nét tinh tế của phong cách Hồi giáo và Ấn Độ cổ. Chính nhờ sự hòa trộn đặc biệt ấy, nhà thờ Saint Basil đã tạo nên một công trình độc nhất vô nhị trong lịch sử kiến trúc thế giới.

3.1. 11 nhà thờ nhỏ hợp thành

Được hợp thành từng 11 ngôi nhà thờ nhỏ với hình dáng củ hành đặt trưng
Được hợp thành từng 11 ngôi nhà thờ nhỏ với hình dáng củ hành đặt trưng

Điểm đặc biệt đầu tiên nằm ở cấu trúc tổng thể. Thay vì là một nhà thờ đơn khối như các công trình tôn giáo thông thường, Saint Basil là tổ hợp của 11 nhà thờ nhỏ được xây dựng trên cùng một nền móng. Mỗi nhà thờ nhỏ có mái vòm và kiến trúc riêng biệt, tượng trưng cho 11 trận đánh lớn của Sa hoàng Ivan IV trong cuộc chiến Kazan, với nhà thờ trung tâm là phần cao nhất, tượng trưng cho chiến thắng vẻ vang cuối cùng.

3.2. Mái vòm rực rỡ – Dấu ấn không thể nhầm lẫn

Công trình mang phong cách kiến trúc Chính thống giáo Nga đặc trưng
Công trình mang phong cách kiến trúc Chính thống giáo Nga đặc trưng

Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của Saint Basil là hệ thống mái vòm củ hành (onion domes) – đặc trưng của kiến trúc Chính thống giáo Nga, nhưng tại đây đã được sáng tạo đến mức cực đoan. Có tổng cộng 11 mái vòm được thiết kế với hình dáng, màu sắc và hoa văn hoàn toàn khác nhau. 

Mỗi mái vòm là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt: mái hình xoắn ốc, mái sọc vảy cá, mái hình nan quạt, mái có hoa văn đinh tán… Các màu chủ đạo gồm đỏ, xanh lá, vàng, xanh dương và trắng, được kết hợp khéo léo thành từng khối tươi sáng nổi bật giữa bầu trời Moscow lạnh giá.

Nhà thờ từng mang vẻ ngoài trắng xoá kết hợp với sắc vàng đặc trưng của hoàng gia
Nhà thờ từng mang vẻ ngoài trắng xoá kết hợp với sắc vàng đặc trưng của hoàng gia

Điều đặc biệt là ban đầu, mái vòm của nhà thờ Saint Basil không hề có màu sắc. Theo tài liệu lịch sử, trong thời gian xây dựng vào giữa thế kỷ XVI, toàn bộ phần vòm được phủ tông màu trắng và vàng mang tính biểu tượng hoàng gia. Phải đến thế kỷ XVII–XVIII, sau các đợt trùng tu lớn, nhà thờ mới được khoác lên mình “chiếc áo màu sắc” hiện nay. Sự thay đổi này được cho là nhằm tái hiện hình ảnh thành phố thiên đường Jerusalem – theo mô tả trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh.

3.3. Phong cách kiến trúc không theo quy chuẩn châu Âu

Không gian nội thất xa hoa đậm chất tôn giáo Nga
Không gian nội thất xa hoa đậm chất tôn giáo Nga

Nếu như các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở châu Âu thường tuân theo quy tắc đối xứng nghiêm ngặt, thì Saint Basil hoàn toàn phá vỡ khuôn mẫu đó. Các nhà thờ nhỏ được sắp xếp theo hình vuông lệch tâm, với các đường nét uốn lượn, góc cạnh và mái vòm đa hình dáng, tạo nên một tổng thể “lộn xộn có chủ đích” – vừa bất đối xứng, vừa hài hòa một cách kỳ lạ. Điều này khiến người xem luôn bị thu hút bởi sự độc đáo trong từng góc nhìn.

3.4. Sự giao thoa văn hóa Đông – Tây

Bản đồ chi tiết về cấu trúc xây dựng nhà thờ
Bản đồ chi tiết về cấu trúc xây dựng nhà thờ

Nhà thờ Saint Basil là minh chứng rõ nét cho sự giao thoa văn hóa kiến trúc giữa Đông và Tây. Trong khi kết cấu cơ bản lấy cảm hứng từ truyền thống nhà thờ chính thống giáo Nga và nghệ thuật Byzantine, thì những mái vòm hình củ hành (onion dome) chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Hồi giáo vùng Trung Á, còn các chi tiết màu sắc và họa tiết tinh xảo lại mang dáng dấp nghệ thuật Ấn Độ. Sự pha trộn này tạo nên một bản giao hưởng kiến trúc đa sắc màu và đầy chiều sâu lịch sử.

3.5. Màu sắc và biểu tượng thiêng liêng

Dù chưa có tài liệu chính thức xác nhận, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sự phối màu táo bạo của nhà thờ Saint Basil không chỉ đơn thuần là yếu tố thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Theo một giả thuyết phổ biến, Saint Basil được xây dựng để tượng trưng cho thành phố Jerusalem trên thiên đường, do đó việc trang trí lộng lẫy và đầy màu sắc là cách thể hiện hình ảnh một “thành phố thiêng” – nơi tràn ngập ánh sáng và niềm vui của thiên giới.

4. Những điểm tham quan bên trong nhà thờ

Khi bước chân vào bên trong Nhà thờ Thánh Basil – hay còn gọi là nhà thờ Pokrovsky – du khách sẽ được dẫn lối đến một thế giới linh thiêng, cổ kính, nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, nghệ thuật và đức tin Chính thống giáo. Không chỉ là một công trình kiến trúc ngoạn mục từ bên ngoài, bên trong nhà thờ còn ẩn chứa nhiều điểm tham quan vô cùng giá trị, được chia thành ba nhóm chính: di tích và đền thờ, biểu tượng, và phòng triển lãm.

4.1. Di tích và đền thờ – nơi lưu giữ những linh hồn vĩ đại của nước Nga

Bức tranh mô tả Thánh Basil Chân phước trong cuộc gặp với Chúa vào cuối thế kỷ 16
Bức tranh mô tả Thánh Basil Chân phước trong cuộc gặp với Chúa vào cuối thế kỷ 16

Một trong những điểm thu hút đặc biệt nhất của nhà thờ Saint Basil là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh Basil Chân phước, nhân vật đã làm nên tên tuổi cho công trình lịch sử này. Thánh tích của ông hiện được đặt tại nhà thờ mang tên Thánh Basil, với một hộp đựng thánh tích quý giá được chế tác vào thế kỷ XIX nhằm thay thế hộp bạc nguyên bản từng bị thất lạc từ thế kỷ XVI. 

Điều đặc biệt là trên hộp thánh tích không chỉ có biểu tượng toàn thân của vị thánh, mà còn có cả hình ảnh về những phép lạ ông từng thực hiện trong suốt cuộc đời – điều làm tăng thêm sự linh thiêng và đức tin đối với các tín đồ Chính thống giáo.

Không gian trang nghiêm lưu giữ thánh tích của Thánh Gioan Chân phước
Không gian trang nghiêm lưu giữ thánh tích của Thánh Gioan Chân phước

Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có một tấm vải liệm từ năm 1589, được làm từ vải sa tanh xanh, chỉ vàng và bạc. Trên nền vải được thêu tay hình ảnh Thánh Basil, trang trí thêm bằng ngọc trai và đá quý – một kiệt tác nghệ thuật tôn giáo quý hiếm còn được bảo quản nguyên vẹn đến ngày nay. Du khách có thể chiêm ngưỡng tấm vải liệm này tại phòng triển lãm ở tầng hầm của nhà thờ.

Không chỉ dừng lại ở đó, thánh tích của Thánh Gioan Chân phước – còn gọi là Thánh John “Big Cap” – cũng được bảo tồn cẩn thận tại một đền thờ nhỏ khác trong quần thể nhà thờ. Hộp đựng thánh tích được chạm khắc và dát vàng sang trọng, bên cạnh đó là những sợi xích kim loại mà vị thánh từng mang theo người trong suốt thời gian hành đạo – bao gồm thắt lưng kim loại và dây đeo vai, hiện vẫn còn được lưu giữ một phần. Truyền thuyết kể rằng, chính Thánh John đã tháo bỏ những sợi xích này ngay trước khi qua đời, như một dấu hiệu của sự thanh tịnh tuyệt đối.

4.2. Bộ sưu tập tranh thánh phong phú từ thế kỷ XVI đến XIX

Bộ sưu tập tranh Thánh đồ sộ trải dài từ thế kỷ XVI đến XIX
Bộ sưu tập tranh Thánh đồ sộ trải dài từ thế kỷ XVI đến XIX

Nhà thờ Pokrovsky còn nổi bật với bộ sưu tập các biểu tượng (tranh thánh) đồ sộ, trải dài từ thế kỷ XVI đến XIX. Các biểu tượng được trưng bày cả trong các phòng triển lãm riêng biệt và ngay trong các đền thờ tại từng nhà nguyện trong quần thể nhà thờ.

Tại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi, du khách có thể chiêm ngưỡng một bức tượng gỗ cổ đặc biệt – được tái tạo dựa trên nguyên mẫu thời trung cổ, nơi các biểu tượng được đặt liền kề nhau trên các thanh dầm gỗ mộc mạc, không sử dụng hoa văn hay trang trí rực rỡ. Trong số đó, “Chúa Ba Ngôi trong Cựu Ước” – một biểu tượng vô cùng quý giá từ thế kỷ XVI – là điểm nhấn không thể bỏ qua.

Công trình là minh chứng cho quá trình phát triển nghệ thuật Chính thống giáo Nga kéo dài qua nhiều thế kỷ
Công trình là minh chứng cho quá trình phát triển nghệ thuật Chính thống giáo Nga kéo dài qua nhiều thế kỷ

Một không gian khác đầy nghệ thuật là Nhà thờ Thánh Basil Chân phước, nơi có bức tranh tường hoành tráng được vẽ lại năm 1895 theo phong cách thế kỷ XVII. Tại đây, du khách sẽ bị thu hút bởi hai tác phẩm biểu tượng cổ kính “Đức Mẹ Smolensk” từ thế kỷ XVI và hình ảnh nổi bật của Thánh Basil Chân phước trước nền Điện Kremlin Moscow, một bức tranh màu sống động có niên đại thế kỷ XVIII. Các biểu tượng ở đây không chỉ mang giá trị tôn giáo mà còn là minh chứng cho quá trình phát triển nghệ thuật Chính thống giáo Nga qua nhiều thế kỷ.

Đặc biệt, bức tượng lớn nhất và tráng lệ nhất trong nhà thờ Saint Basil được xây dựng theo phong cách Baroque, đặt tại nhà thờ trung tâm. Đế tượng làm bằng gỗ sơn màu xanh lá cây đậm, trên đó là các cột, gờ chỉ và lớp họa tiết dát vàng được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Sự hòa quyện giữa màu sắc, chất liệu và hình khối đã tạo nên một không gian vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy.

4.3. Phòng triển lãm

Phòng trưng bày hay còn được gọi là đường dạo bộ
Phòng trưng bày hay còn được gọi là đường dạo bộ

Một phần không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Nhà thờ Thánh Basil chính là phòng triển lãm tại tầng hầm. Đây là nơi tổ chức triển lãm thường trực và nhiều triển lãm tạm thời của bảo tàng. Các phòng trưng bày ở đây sở hữu nhiều hiện vật khảo cổ và kiến trúc cổ vô cùng giá trị, như các mảnh mái nhà nguyên bản, đồ trang trí đỉnh lều của nhà thờ trung tâm, hay bộ cộng hưởng – một phần trong hệ thống âm thanh thời xưa.

Đặc biệt thú vị là bộ sưu tập dải tóc lụa từ thế kỷ XVII – một dạng mũ đặc biệt dành cho phụ nữ Nga cổ xưa, đội dưới khăn trùm đầu hoặc kokoshnik. Những hiện vật này là bằng chứng sống động cho thấy đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người dân Nga thời bấy giờ.

Chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của nước Nga 
Chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của nước Nga

Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ nhiều biểu tượng và biểu ngữ (tranh vải tôn giáo) từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Trong đó nổi bật là biểu ngữ hình chiếc mũ sắt có dây xích, đi kèm là biểu tượng Đức Mẹ Kazan được dát vàng tinh xảo, tái hiện hình ảnh vũ trụ độc đáo. Một biểu ngữ khác có hình dáng như một ngôi đền Nga cổ, thể hiện chân dung Seraphim xứ Sarov – cả hai đều được thiết kế riêng cho Nhà thờ Pokrovsky và mang đậm nét mỹ thuật tôn giáo thời kỳ hậu trung cổ.

Trên các hành lang của nhà thờ, khách tham quan còn có thể bắt gặp những biểu tượng Nga cổ nổi tiếng như: “Thánh Basil Đấng Chí Thánh” từ cuối thế kỷ XVI và “Sự bảo vệ của Đức Mẹ” từ thế kỷ XVIII. Theo tài liệu lưu trữ, cả hai biểu tượng này đều từng được tin rằng có khả năng làm nên phép lạ, càng góp phần làm tăng sự linh thiêng và giá trị lịch sử cho di sản nơi đây.

5. Truyền thuyết bí ẩn xung quanh nhà thờ Saint Basil

Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo bậc nhất nước Nga, nhà thờ Saint Basil còn là nơi khơi nguồn cho vô vàn truyền thuyết kỳ bí, gắn liền với những nhân vật lịch sử và biểu tượng tâm linh đã trở thành huyền thoại trong văn hóa Nga. Những câu chuyện xoay quanh công trình này không chỉ phản ánh đức tin của người dân, mà còn ẩn chứa biểu tượng quyền lực, bi kịch, và phép lạ thần thánh xuyên suốt hơn 4 thế kỷ.

5.1. Bi kịch của những người thợ tài hoa

Một phần trong bộ giáp của Sa hoàng Ivan IV
Một phần trong bộ giáp của Sa hoàng Ivan IV

Truyền thuyết nổi tiếng và rùng rợn nhất về nhà thờ Saint Basil kể rằng: Sa hoàng Ivan IV (Ivan Hung Đế) – người ra lệnh xây dựng nhà thờ – đã quá ấn tượng với vẻ đẹp tráng lệ của công trình này đến mức ra lệnh làm mù hai kiến trúc sư Barma và Postnik, để họ không thể nào tái hiện lại một công trình tương tự cho bất kỳ ai khác. Câu chuyện truyền miệng này như một biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối và sự tàn bạo cực đoan của Ivan Hung Đế – vị Sa hoàng khét tiếng trong lịch sử nước Nga.

Mặc dù không có bằng chứng lịch sử chính thức xác thực việc hai kiến trúc sư bị làm mù, nhưng truyền thuyết vẫn sống mãi trong lòng người dân Moscow như một lời nhắc nhở về cái giá của sự tài hoa và cái đẹp dưới thời phong kiến độc đoán.

5.2. Thánh Basil Chân phước – vị ẩn sĩ điên hay người làm phép lạ?

Không gian trang nghiêm và linh thiêng tại khu lăng mộ Thánh Basil Chân phước
Không gian trang nghiêm và linh thiêng tại khu lăng mộ Thánh Basil Chân phước

Một trong những nhân vật huyền thoại gắn liền trực tiếp với nhà thờ Saint Basil chính là Thánh Basil Chân phước (St. Basil the Blessed) – người mà công trình này được đặt tên dân gian theo. Ông từng lang thang trên đường phố Moscow vào thế kỷ XVI, ăn mặc rách rưới, nói những điều kỳ lạ và hành xử như một người mất trí, nhưng lại có khả năng tiên tri, chữa bệnh và thuyết phục những kẻ quyền lực bằng lối sống khổ hạnh và ngôn từ sắc bén.

Người dân tin rằng ông có khả năng nhìn thấy tương lai và từng nhiều lần khiến Ivan Hung Đế phải cúi đầu, dù ông không có bất kỳ chức sắc nào trong giáo hội hay chính quyền. Khi Basil qua đời, ông được chôn cất ngay trong khuôn viên nhà thờ, và mộ phần của ông trở thành nơi hành hương linh thiêng suốt nhiều thế kỷ, thu hút hàng ngàn người đến cầu nguyện, xin chữa bệnh hoặc mong được soi sáng tâm linh.

Cánh cửa dẫn lối vào nhà thờ Thánh Basil Chân phước
Cánh cửa dẫn lối vào nhà thờ Thánh Basil Chân phước

Một truyền thuyết kể rằng, trong một cơn hạn hán lớn, dân Moscow từng tụ tập quanh mộ ông để cầu mưa – và chỉ vài ngày sau, trời đổ mưa tầm tã, cứu cả thành phố khỏi nạn đói. Từ đó, niềm tin về phép lạ của Thánh Basil càng lan rộng, và ông được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh không lâu sau đó.

5.3. Cấu trúc thần bí tượng trưng cho vũ trụ thiêng liêng

Không ít học giả và người dân Nga tin rằng nhà thờ Saint Basil ẩn chứa biểu tượng vũ trụ thông qua cách bố trí các ngôi tháp. Với chín nhà nguyện tượng trưng cho sự hài hòa thiêng liêng, nhiều người cho rằng kiến trúc này mô phỏng thế giới thiêng theo truyền thống Chính thống giáo Nga, với nhà thờ trung tâm tượng trưng cho Chúa Trời, còn tám ngôi tháp xung quanh tượng trưng cho các thiên thần hoặc phương trời.

Cánh cửa Hoàng gia của Nhà thờ Chúa vào thành Jerusalem
Cánh cửa Hoàng gia của Nhà thờ Chúa vào thành Jerusalem

Các mái vòm hình củ hành được thiết kế độc lập, không trùng lặp về màu sắc hay họa tiết – được cho là tượng trưng cho sự đa dạng và trật tự trong vũ trụ mà Thiên Chúa tạo ra. Một số truyền thuyết còn cho rằng, mỗi màu sắc và hình dạng của mái vòm tượng trưng cho một đức hạnh hay một trận chiến thiêng liêng, biến toàn bộ nhà thờ trở thành một bản đồ tâm linh bằng đá.

5.4. Những hiện tượng kỳ bí chưa có lời giải

Trải qua hàng trăm năm, nhiều câu chuyện kỳ lạ vẫn được kể về nhà thờ. Người canh gác cũ của nhà thờ Saint Basil từng thề rằng nghe thấy tiếng bước chân và tiếng cầu nguyện thì thầm vào ban đêm, dù nhà thờ đã đóng cửa và không có ai bên trong. Một số khách tham quan cho biết họ cảm thấy một luồng năng lượng lạnh lẽo khó tả khi bước đến gần mộ Thánh Basil – như thể có một sự hiện diện tâm linh bí ẩn đang hiện hữu nơi đây.

Nhà thờ Ba Tổ phụ
Nhà thờ Ba Tổ phụ

Cũng có lời đồn rằng vào những ngày đặc biệt – như lễ tưởng niệm Thánh Basil (15/8) – những ngọn nến trong nhà thờ tự động sáng lên dù không ai châm, hoặc tiếng chuông nhà thờ ngân vang dù không ai kéo dây chuông.

Dù là truyền thuyết hay thực tế được thêu dệt qua thời gian, những câu chuyện này đã góp phần biến Nhà thờ Saint Basil trở thành một trong những di tích tâm linh và huyền bí bậc nhất tại nước Nga, thu hút không chỉ tín đồ tôn giáo mà cả những người say mê lịch sử, nghệ thuật và những điều chưa thể lý giải.

5.5. Kho báu dưới lòng đất – truyền thuyết về những cánh cửa chưa bao giờ mở

Một trong những câu chuyện hấp dẫn nhất về nhà thờ Saint Basil nằm ở phía sâu dưới lòng đất, nơi nền móng của cả công trình tọa lạc. Theo ghi chép cổ, toàn bộ nhà thờ được xây dựng trên một tầng hầm bằng gạch cực kỳ vững chắc, và trong quá trình thi công, các kiến trúc sư đã tạo ra hàng loạt hốc tường và phòng ẩn để phân tán tải trọng.

Tầng hầm
Tầng hầm

Sau khi nhà thờ Saint Basil hoàn thiện, những hốc tường này được biến thành phòng chứa đồ kín đáo, có ổ khóa phức tạp đến mức cần nhiều chìa khoá mới có thể mở được. Người ta tin rằng đây từng là kho cất giữ những vật phẩm quý báu của nhà thờ, của giới quý tộc Nga, và thậm chí có thời gian còn là nơi lưu giữ kho bạc hoàng gia. Chính vì độ kín đáo và thông gió tuyệt vời, ngay cả sách cổ quý hiếm cũng được đem xuống cất giữ nơi đây nhằm tránh khỏi sự tàn phá của chiến tranh, hoả hoạn và sự bào mòn của thời gian.

Tuy nhiên, điều kỳ bí là không ai biết hết tất cả các hốc tường đó nằm ở đâu, và trong số hàng chục căn phòng dưới hầm, có một số cánh cửa chưa bao giờ được mở ra kể từ thế kỷ 16. Người ta truyền miệng rằng bên trong những cánh cửa bị niêm phong đó, vẫn còn kho báu chưa từng lộ diện, được thánh thần bảo vệ và chỉ được mở khi nước Nga thật sự cần đến.

5.6. Bản sao nhà thờ Hồi giáo

Một truyền thuyết khác bắt nguồn từ Kazan – nơi từng là thủ phủ của Hãn quốc Tatar kể lại rằng nhà thờ Saint Basil không chỉ là biểu tượng Chính thống giáo, mà còn mang hơi thở Hồi giáo trong kiến trúc.

Tương truyền, sau khi Ivan IV đánh bại Kazan, ông đã cho phá hủy nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif – ngôi đền tráng lệ bậc nhất thời bấy giờ. Nhưng chính vẻ đẹp lộng lẫy của công trình này lại khiến vị Sa hoàng không nỡ để nó biến mất hoàn toàn. Ông ra lệnh xây dựng một nhà thờ Chính thống giáo theo phong cách Hồi giáo, ngay giữa lòng Moscow, như một biểu tượng của chiến thắng và sự sáp nhập hai nền văn hóa.

Bản sao của ngôi đền Hồi Giáo chính của thành phố
Bản sao của ngôi đền Hồi Giáo chính của thành phố

Nhiều nhà nghiên cứu Kazan từng chỉ ra sự tương đồng đáng kinh ngạc rằng nhà thờ không có mặt tiền chính – giống với cấu trúc mở của đền Hồi giáo; mái vòm tròn như khăn xếp của người Tatar; họa tiết tường với hoa văn sáng rực rỡ – hoàn toàn khác biệt với lối kiến trúc Chính thống vốn trầm mặc, cổ kính.

Tuy nhiên, giới sử học hiện đại đã bác bỏ giả thuyết này. Họ chứng minh rằng mái vòm ban đầu vốn trơn, không màu, chỉ được sơn phết vào thế kỷ 17 theo xu hướng thời đại. Việc không có mặt tiền chính là chủ ý thiết kế, để công trình có thể được chiêm ngưỡng từ mọi phía tại quảng trường trung tâm của đế quốc Nga.

Dù vậy, sự trùng hợp kỳ lạ giữa hai công trình thiêng liêng của hai tôn giáo lại vô tình tạo nên một câu chuyện kỳ thú – như thể Saint Basil không chỉ là một nhà thờ, mà còn là một bản giao hưởng kiến trúc, kết nối đức tin của hai dân tộc từng là kẻ thù.

6. Cách di chuyển đến nhà Saint Basil

Nhà thờ nằm tại Trung tâm Quảng trường đỏ với tuyến đường giao thông thuận lợi
Nhà thờ nằm tại Trung tâm Quảng trường đỏ với tuyến đường giao thông thuận lợi

Nhà thờ Saint Basil tọa lạc ngay tại trung tâm Quảng trường Đỏ, nên việc di chuyển đến đây rất dễ dàng với nhiều lựa chọn tiện lợi:

  • Tàu điện ngầm (metro): Cách nhanh nhất là đi tuyến số 3 (màu xanh dương đậm) và dừng tại ga Ploshchad Revolyutsii. Từ đây, đi bộ khoảng 5 phút là đến nhà thờ. Ngoài ra, bạn có thể chọn các ga gần như Okhotny Ryad (tuyến 1), Teatralnaya (tuyến 2), hoặc Kitay-Gorod.
  • Taxi hoặc ứng dụng gọi xe: Sử dụng các ứng dụng phổ biến như Yandex Go hoặc Uber Russia. Thời gian di chuyển từ trung tâm đến Saint Basil khoảng 10–15 phút, chi phí từ 200–500 rub (~60.000–150.000 VNĐ).
  • Đi bộ: Nếu bạn đã ở khu trung tâm Moscow, đi bộ đến Saint Basil là cách tuyệt vời để khám phá Quảng trường Đỏ, ngắm nhìn các công trình lịch sử và tận hưởng không khí cổ kính nơi đây.

Giờ mở cửa: 11h00–17h00 hàng ngày.

Giá vé: khoảng 700 rub/người lớn, trẻ em dưới 16 tuổi được miễn phí.

7. Tham quan nhà thờ Saint Basil cùng VTourist

Đoàn khách VTourist check-in tại Nhà thờ Saint Basil
Đoàn khách VTourist check-in tại Nhà thờ Saint Basil

Nhà thờ Saint Basil không chỉ là biểu tượng kiến trúc tráng lệ của nước Nga, mà còn là nhân chứng sống cho những thăng trầm lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của xứ sở Bạch Dương. Từ vẻ đẹp rực rỡ đầy màu sắc đến những truyền thuyết bí ẩn xoay quanh công trình vĩ đại này, nhà thờ luôn khiến du khách phải trầm trồ, choáng ngợp và say mê khám phá từng chi tiết. Ghé thăm nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng một kiệt tác kiến trúc nằm giữa trái tim Quảng trường Đỏ, mà còn có cơ hội cảm nhận được linh hồn của nước Nga cổ kính và huyền bí.

Nếu bạn đang ấp ủ một hành trình đến với nước Nga mộng mơ, đừng bỏ lỡ cơ hội đặt tour du lịch Nga cùng VTourist – nơi mang đến cho bạn trải nghiệm trọn vẹn và đẳng cấp. Không chỉ tham quan các công trình vĩ đại như nhà thờ Saint Basil, du khách còn được khám phá mùa đêm trắng nước Nga huyền ảo, dạo bước bên dòng sông Neva lung linh ánh sáng giữa đêm hè và tận hưởng dịch vụ chất lượng từ đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

VTourist

Du Lịch VTourist

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Quảng Trường Đức Mẹ Marienplatz cổ kính giữa lòng Munich, nơi lưu giữ vẻ đẹp lịch sử Bavaria với đồng hồ chuông Glockenspiel, Tòa thị chính Gothic và không gian lễ hội sống động quanh năm.

Khám Phá Quảng Trường Đức Mẹ Marienplatz – Trái Tim Sôi Động Của Munich

21/04/2025
Khám phá lăng mộ Columbus tại Thánh đường Seville – nơi vinh danh người hùng Tây Ban Nha nhưng cũng gợi nhắc những bi kịch lịch sử Châu Mỹ.

Lăng Mộ Columbus ở Seville: Biểu Tượng Của Vinh Quang Hay Di Sản Của Tội Lỗi?

18/04/2025
Đại lộ Nevsky không chỉ là tuyến đường huyết mạch mà còn là biểu tượng của sự tráng lệ, nơi những cung điện nguy nga, nhà thờ cổ kính và cửa hiệu xa hoa hòa quyện tạo nên bức tranh sống động bậc nhất châu Âu.

Đại Lộ Nevsky: Nốt Son Huyền Thoại Của Nước Nga

21/03/2025

Tin tức mới nhất

Quảng Trường Đức Mẹ Marienplatz cổ kính giữa lòng Munich, nơi lưu giữ vẻ đẹp lịch sử Bavaria với đồng hồ chuông Glockenspiel, Tòa thị chính Gothic và không gian lễ hội sống động quanh năm.

Khám Phá Quảng Trường Đức Mẹ Marienplatz – Trái Tim Sôi Động Của Munich

Khám phá lăng mộ Columbus tại Thánh đường Seville – nơi vinh danh người hùng Tây Ban Nha nhưng cũng gợi nhắc những bi kịch lịch sử Châu Mỹ.

Lăng Mộ Columbus ở Seville: Biểu Tượng Của Vinh Quang Hay Di Sản Của Tội Lỗi?

Bản sao tượng Nữ thần Tự do

Check-in Cùng Những Bản Sao Tượng Nữ Thần Tự Do Trên Khắp Thế Giới

Cầu Công Vàng tên gọi bắt nguồn từ eo biển “Golden Gate Strait” và biểu tượng đại diện cho Cơn sốt vàng California bùng nổ vào năm 1848.....

Top 11 Những Sự Thật Ít Ai Biết Về Cầu Cổng Vàng 

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm