Cung Điện Mùa Đông – Dấu Ấn Vàng Son 250 Năm Của Đế Chế Nga Hoàng

Cung điện Mùa Đông là một trong những công trình vĩ đại bậc nhất của nước Nga. Biểu tượng đại diện cho quyền lực và sự xa hoa của triều đại Nga hoàng với lịch sử tồn tại hơn 250 năm. Công trình là chứng nhân lịch sử chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng thay đổi cục diện nước Nga. Hãy cùng VTourist khám phá vẻ đẹp nguy nga và lịch sử huy hoàng của Cung điện Mùa Đông qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông biểu tượng quyền lực vĩ đại của thời kỳ Nga hoàng
Cung điện Mùa Đông biểu tượng quyền lực vĩ đại của thời kỳ Nga hoàng

Cung điện Mùa Đông (Winter Palace) là một trong những biểu tượng kiến trúc vĩ đại nhất của nước Nga, tọa lạc tại trung tâm thành phố Saint Petersburg. Đây từng là nơi ở chính thức của các Nga hoàng từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 và hiện là một phần của Bảo tàng Hermitage, một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới.

Hơn cả một công trình kiến trúc xa hoa, Cung điện Mùa Đông còn ghi dấu những thăng trầm của lịch sử nước Nga. Nơi đây từng chứng kiến sự huy hoàng của triều đại Romanov trước khi chế độ quân chủ sụp đổ và là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác.

2. Lịch sử của Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông được khởi công xây dựng dưới lệnh của Nữ hoàng Elizabeth I
Cung điện Mùa Đông được khởi công xây dựng dưới lệnh của Nữ hoàng Elizabeth I

Cung điện Mùa Đông được xây dựng vào giữa thế kỷ 18 theo lệnh của Nữ hoàng Elizabeth I với mong muốn tạo nên một cung điện hoàng gia lộng lẫy, xứng tầm với vị thế của Đế quốc Nga.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Bartolomeo Rastrelli theo phong cách Baroque, nổi bật với sự hoành tráng và tinh xảo trong từng đường nét. Hơn 4000 người thợ, bao gồm họa sĩ, thợ xây, thợ điêu khắc, thợ đúc khuôn và thợ lát sàn gỗ được huy động. Họ phải liên tục làm việc bất kể ngày đêm trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt và mức lương ít ỏi để hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Mất 7 để xây dựng (từ năm 1756 – 1763) cung điện cuối cùng cũng được hoàn thành. Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizaveta I, người đặt nền móng cho tòa cung điện vĩ đại này, đã không thể sống đến ngày khánh thành. 

Cuộc khởi nghĩa Decembrist diễn ra năm 1825 bị đàn áp dã man
Cuộc khởi nghĩa Decembrist diễn ra năm 1825 bị đàn áp dã man

Sau khi Elizabeth I băng hà, Catherine Đại đế lên ngôi và tiếp tục sử dụng Cung điện Mùa Đông làm nơi ở chính thức của hoàng gia. Dưới thời trị vì của bà, cung điện không chỉ là trung tâm quyền lực của Nga mà còn trở thành nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật khổng lồ, đặt nền móng cho sự hình thành Bảo tàng Hermitage sau này.

Bước sang thế kỷ 19, Cung điện Mùa Đông chứng kiến nhiều biến động lịch sử quan trọng. Năm 1825, cuộc khởi nghĩa Decembrist bùng nổ ngay tại quảng trường trước cung điện, khi một nhóm sĩ quan trẻ nổi dậy chống lại chế độ chuyên chế của Nga hoàng, nhưng cuối cùng lại bị đàn áp dã man.

Năm 1881, Sa hoàng Alexander II bị ám sát, khiến an ninh cung điện được siết chặt hơn bao giờ hết. Đến năm 1905, nơi đây tiếp tục trở thành tâm điểm của sự kiện “Chủ nhật đẫm máu“, khi hàng ngàn công nhân Nga tổ chức biểu tình ôn hòa đòi cải cách chính trị nhưng bị quân đội Sa hoàng đàn áp khốc liệt, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Chính sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng Nga năm 1905 bùng nổ, làm lung lay chế độ quân chủ chuyên chế của triều đại Romanov.

"Chủ nhật đẫm máu" với sự khởi dậy của hàng ngàn công nhân chống lại chế độ Sa Hoàng
“Chủ nhật đẫm máu” với sự khởi dậy của hàng ngàn công nhân chống lại chế độ Sa Hoàng

Cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử Cung điện Mùa Đông chính là cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Vào đêm ngày 25 tháng 10 (theo lịch Nga cũ), lực lượng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin đã tiến hành cuộc tấn công vào cung điện, lật đổ chính phủ lâm thời và đặt dấu chấm hết cho triều đại Romanov. Cuộc tấn công này được xem là một trong những sự kiện mang tính biểu tượng nhất của cuộc Cách mạng Nga, mở ra kỷ nguyên của Liên Xô.

Sau cuộc cách mạng, Cung điện Mùa Đông không còn được sử dụng làm nơi ở của hoàng gia mà được chuyển đổi thành bảo tàng, chính thức trở thành một phần của Bảo tàng Hermitage vào năm 1922.

Trong Thế chiến II, công trình chịu nhiều thiệt hại do cuộc bao vây Leningrad kéo dài 872 ngày, khi phát xít Đức tìm cách chiếm thành phố này. Nhiều tác phẩm nghệ thuật trong cung điện đã được sơ tán đến các khu vực an toàn, giúp bảo tồn phần lớn kho báu nghệ thuật vô giá. Sau chiến tranh, Cung điện Mùa Đông được phục dựng hoàn toàn và tiếp tục phục vụ công chúng như một bảo tàng lịch sử và nghệ thuật hàng đầu thế giới.

3. Kiến trúc nguy nga của Cung điện Mùa Đông

Công trình được xây dựng dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư người Ý Bartolomeo Rastrelli
Công trình được xây dựng dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư người Ý Bartolomeo Rastrelli

Cung điện Mùa Đông là kiệt tác kiến trúc Baroque nổi bật nhất của nước Nga, thể hiện sự xa hoa và quyền lực tối thượng của các Nga hoàng. Công trình được xây dựng với quy mô đồ sộ, có chiều dài 215m, cao 30m và bao gồm hơn 1.500 phòng, 1.945 cửa sổ, 1.786 cửa ra vào cùng hơn 100 cầu thang lớn nhỏ. Sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố kiến trúc châu Âu đã tạo nên một công trình vừa tráng lệ vừa mang đậm dấu ấn nghệ thuật.

Mặt tiền của cung điện được trang trí bởi hàng trăm bức phù điêu, cột trụ và tượng điêu khắc công phu. Tông màu chủ đạo là xanh lá cây và trắng, tượng trưng cho sự thanh lịch và cao quý của hoàng gia Nga. Các mái vòm được mạ vàng lộng lẫy, đặc biệt là mái vòm trên nóc nhà thờ Cung điện Mùa Đông, được thiết kế như một chiếc vương miện khổng lồ thể hiện quyền uy tuyệt đối.

Phần mái của cung điện được thiết kế như một chiếc vương miện khổng lồ
Phần mái của cung điện được thiết kế như một chiếc vương miện khổng lồ

Nội thất bên trong cung điện thể hiện sự kết hợp giữa nhiều phong cách kiến trúc khác nhau qua các thời kỳ, từ Baroque, Tân cổ điển cho đến Rococo. Các sảnh đường và phòng trưng bày được trang trí bằng vàng lá, đá cẩm thạch quý hiếm, pha lê và tranh tường tuyệt đẹp. Đặc biệt, hệ thống trần nhà của các phòng lớn đều được vẽ tay bởi những nghệ sĩ tài hoa bậc nhất châu Âu thời bấy giờ.

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, kiến trúc Cung điện Mùa Đông còn phản ánh bề dày lịch sử và quyền lực của đế chế Nga hoàng. Trải qua nhiều lần tu sửa và phục dựng, cung điện vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản và trở thành một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của nước Nga.

4. Những điểm tham quan ấn tượng bên trong Cung điện Mùa Đông

Bước vào Cung điện Mùa Đông, du khách như lạc vào một thế giới xa hoa lộng lẫy, nơi mỗi căn phòng, mỗi hành lang đều phản chiếu ánh hào quang của triều đại Romanov. Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, cung điện còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật vô giá và những câu chuyện lịch sử đầy mê hoặc.

4.1. Cầu thang Gala

Cầu thang Gala lối dẫn vào Cung điện Mùa Đông tráng lệ
Cầu thang Gala lối dẫn vào Cung điện Mùa Đông tráng lệ

Cầu thang Gala (hay còn gọi là cầu thang chính) là một trong những điểm nhấn lộng lẫy nhất bên trong Cung điện Mùa Đông, thể hiện rõ nét sự xa hoa và quyền lực của triều đình Nga hoàng. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli theo phong cách Baroque, cầu thang này nổi bật với những bậc đá cẩm thạch trắng nguyên khối, lan can mạ vàng tinh xảo và những bức tượng điêu khắc mang đậm dấu ấn nghệ thuật châu Âu thế kỷ 18.

Cầu thang được trang trí bằng nhiều bức bích họa tinh xảo
Cầu thang được trang trí bằng nhiều bức bích họa tinh xảo

Cầu thang Gala không chỉ là nơi dẫn lối đến các sảnh đường chính của cung điện mà còn là không gian đón tiếp những vị khách quan trọng trong các buổi lễ hoàng gia. Trần nhà phía trên cầu thang được trang trí bằng bức bích họa hoành tráng mang tên “Sự vinh quang của nước Nga”, thể hiện khát vọng và sức mạnh của đế quốc Nga thời bấy giờ. Đây là một trong những điểm tham quan ấn tượng nhất, giúp du khách cảm nhận được vẻ đẹp tráng lệ của Cung điện Mùa Đông ngay từ những bước chân đầu tiên.

4.2. Cầu thang Jordan

Cầu thang Jordan
Cầu thang Jordan

Cầu thang Jordan ban đầu được gọi là Cầu thang Đại sứ, là một trong những kiệt tác kiến trúc Baroque nổi bật nhất trong Cung điện Mùa Đông. Tên gọi “Jordan” xuất phát từ từ “iordani” trong tiếng Nga, ám chỉ hố băng được tạo hình chữ thập trên sông Neva trong lễ Hiển linh, khi các Sa hoàng sử dụng cầu thang này để xuống sông thực hiện nghi thức tôn giáo.

Cầu thang bắt đầu với một đoạn rộng được chiếu sáng yếu, phía trên là bức tượng “Công lý” do nhà điêu khắc Venice Alvise Tagliapietra thực hiện vào năm 1718–1719. Sau đoạn này, không gian cầu thang mở ra với trần cao hai tầng, các cửa sổ được bố trí thành hai hàng, xen kẽ giữa cửa sổ thực và gương, tạo cảm giác không gian rộng lớn hơn.

Trang trí bằng nhiều hoạt tiết mạ vàng tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho cầu thang Jordan
Trang trí bằng nhiều hoạt tiết mạ vàng tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp cho cầu thang Jordan

Trang trí của cầu thang bao gồm nhiều tác phẩm điêu khắc thạch cao của các nhà điêu khắc Nga, được đặt tại chân các cột đôi dọc theo cầu thang. Trên bức tường phía bắc, bên những cửa sổ hướng ra sông Neva, có thể thấy tượng “Mercury” của Alexander Manuilov và “Justice” của Ivan Leppe.

Bên cạnh những cửa sổ giả là tác phẩm “Greatness”, thể hiện hình ảnh nữ thần Athena do Nikolai Ustinov điêu khắc, và “Wisdom” của Alexander Terebenev. Bên phải tượng “Công lý” là tượng ngụ ngôn “Lòng trung thành” của Ivan Leppe, tiếp theo là “Sự phong phú” của Nikolai Ustinov, “Công lý” của Alexander Terebenev, và “Nàng thơ Erato” của Joseph German.

Bức tranh "Olympus"
Bức tranh “Olympus”

Các bức tường được trang trí bằng phù điêu Baroque mạ vàng theo phong cách Rastrelli. Trong quá trình tái thiết vào đầu thế kỷ 19, kiến trúc sư Vasily Stasov đã bổ sung thêm các yếu tố cổ điển như biểu tượng quân sự trên cửa sổ.

Phần màu tổng thể cũng đã có sự thay đổi, nếu lúc đầu là màu hồng thì sau nhiều lần trùng tu màu trắng đã trở thành màu sắc chủ đạo. Sàn nhà, bậc thang và lan can được làm từ đá cẩm thạch Ý quý giá, khai thác từ các mỏ đá Carrara, trong khi các cột ở bục phía trên được làm từ đá granit xám tự nhiên thay vì đá cẩm thạch hồng nhân tạo.

Tượng "Công lý"
Tượng “Công lý”

Trần nhà ban đầu được vẽ bởi họa sĩ người Venice Francesco Fontebasso, nhưng sau vụ hỏa hoạn năm 1837, một bức tranh khác đã thay thế là tác phẩm “Olympus” của Gasparo Diziani, một trong những người sáng lập Học viện Nghệ thuật Venice. Vì trần nhà mới nhỏ hơn đáng kể so với bản gốc, các nghệ sĩ đã phải vẽ thêm xung quanh các cạnh để bắt chước phong cách của tác giả.

Từ đỉnh Cầu thang Jordan, hai khu vực quan trọng của cung điện bắt đầu là Bolshaya và Nevskaya, tạo thành chuỗi không gian sang trọng và trang nghiêm, tiếp nối vẻ lộng lẫy của Cung điện Mùa Đông.

4.3. Nevsky Enfilade

Không gian thiết kế sang trọng mang đậm phong cách hoàng gia Nga
Không gian thiết kế sang trọng mang đậm phong cách hoàng gia Nga

Dãy phòng Nevsky là một trong những không gian quan trọng nhất của Cung điện Mùa Đông, trải dài theo hướng đông với cửa sổ nhìn ra sông Neva. Sau vụ hỏa hoạn năm 1837, kiến trúc sư Vasily Stasov đã thiết kế lại khu vực này theo phong cách Tân cổ điển, với cột đá cẩm thạch trắng, trần cao, đèn chùm pha lê và các chi tiết mạ vàng tinh xảo.

Cháy Cung điện Mùa Đông vào năm 1837
Cháy Cung điện Mùa Đông vào năm 1837

Dãy phòng bao gồm nhiều không gian nổi bật như Phòng Thái tử, Phòng Khách Nevsky, Phòng Hoàng đế, Phòng Khánh Tiết và Phòng Đỏ. Đây từng là nơi ở, làm việc của các Sa hoàng và là địa điểm tổ chức các buổi tiếp đón quan trọng. 

Các bức tường được phủ lụa cao cấp, trần nhà có tranh bích họa mô phỏng thần thoại Hy Lạp, sàn lát đá cẩm thạch Ý hoặc ghép gỗ tinh xảo. Trong đó, nổi bậc nhất là tượng Minerva – nữ thần trí tuệ và Mars – thần chiến tranh, thể hiện quyền uy và sức mạnh của đế chế.

Bức tượng thần Zeus - Vị thần vĩ đại trên đỉnh Olympus
Bức tượng thần Zeus – Vị thần vĩ đại trên đỉnh Olympus

Không gian bên trong còn được trang hoàng bởi những món đồ nội thất hoàng gia xa hoa, làm từ gỗ quý và dát vàng tinh xảo, phản ánh sự giàu có bậc nhất của triều đình Nga. Các bức tường trưng bày nhiều chân dung hoàng gia, bao gồm những bức vẽ tỉ mỉ về Alexander I, Nicholas I cùng hình ảnh cung điện tráng lệ và cảnh sắc St. Petersburg thời kỳ hoàng kim.

Đặc biệt, nơi đây còn sở hữu bộ sưu tập đồng hồ cổ mang phong cách châu Âu thế kỷ 18–19, trong đó có những chiếc đồng hồ kiểu Pháp với họa tiết tinh xảo và cơ chế hoạt động độc đáo.

Nhà thờ lớn
Nhà thờ lớn

Tất cả những yếu tố này không chỉ làm tăng giá trị nghệ thuật cho dãy Nevsky mà còn giúp tái hiện sinh động cuộc sống xa hoa của triều đại Romanov, khiến du khách như lạc vào không gian vương giả của một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử nước Nga.

4.4. Hành lang nghệ thuật Loggias Raphael

Hành lang Loggias Raphael được xây dựng theo kiến trúc của Hành lang Raphael
Hành lang Loggias Raphael được xây dựng theo kiến trúc của Hành lang Raphael

Hành lang Loggias Raphael được thiết kế mô phỏng theo Hành lang Raphael nổi tiếng tại Vatican. Công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 dưới thời Nữ hoàng Catherine Đại đế, người say mê nghệ thuật Phục Hưng và mong muốn mang vẻ đẹp huy hoàng của Ý đến nước Nga.

Điểm nổi bật nhất của hành lang chính là các bức bích họa tuyệt đẹp, sao chép từ tác phẩm gốc của Raphael và các học trò của ông tại Vatican. Những bức tranh này mô tả các câu chuyện trong Kinh Thánh, thần thoại Hy Lạp và La Mã, cùng với những họa tiết trang trí tinh xảo, tạo nên một không gian đầy mê hoặc. Toàn bộ quá trình phục dựng mất nhiều năm, với sự tham gia của những nghệ nhân tài hoa nhất châu Âu thời bấy giờ.

Hàng ngàn bức bích họa nổi tiếng của Raphael và các học trò của ông tại Vatican được sao chép tỉ mỉ nằm dọc hành lang
Hàng ngàn bức bích họa nổi tiếng của Raphael và các học trò của ông tại Vatican được sao chép tỉ mỉ nằm dọc hành lang

Hành lang Loggias Raphael không chỉ là một điểm tham quan đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Đây từng là nơi các Sa hoàng Romanov thưởng lãm nghệ thuật, tổ chức các buổi đàm đạo với giới trí thức châu Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa nước Nga và phương Tây.

4.5. Phòng ngai vàng lớn

Phòng Thánh George
Phòng Thánh George

Phòng Ngai Vàng Lớn hay còn được gọi là Phòng Thánh George được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 dưới thời Nữ hoàng Catherine Đại đế, căn phòng này không chỉ là nơi tổ chức các nghi lễ hoàng gia mà còn là biểu tượng quyền lực tối thượng của triều đại Romanov.

Với diện tích rộng hơn 800 mét vuông, Phòng Ngai Vàng nổi bật với trần nhà cao vút, các bức tường được bao phủ bằng đá cẩm thạch trắng tinh khiết, điểm xuyết những đường nét mạ vàng lộng lẫy. 

Ngai vàng hoàng gia biểu tượng quyền lực tối thượng của triều đại Romanov
Ngai vàng hoàng gia biểu tượng quyền lực tối thượng của triều đại Romanov

Chính giữa căn phòng là chiếc ngai vàng hoàng gia, một kiệt tác do Balthasar Neumann thiết kế, làm từ gỗ quý với những họa tiết chạm khắc tinh xảo và được trang trí bằng vàng ròng. Trên ngai vàng là hình ảnh đại bàng hai đầu – biểu tượng của Đế quốc Nga, thể hiện quyền lực tối cao của Sa hoàng.

Một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất của căn phòng là bức tranh Thánh George diệt rồng, biểu tượng của lòng dũng cảm và tinh thần bảo vệ tổ quốc. Bức tranh được đặt ở vị trí trung tâm, ngay phía sau ngai vàng, nhấn mạnh vai trò thiêng liêng của Sa hoàng trong việc dẫn dắt nước Nga.

4.6. Phòng ngai vàng nhỏ (Peter’s Hall)

Phòng ngai vàng nhỏ Peter’s Hall
Phòng ngai vàng nhỏ Peter’s Hall

Ẩn mình trong sự lộng lẫy của Cung điện Mùa Đông, Phòng Ngai Vàng Nhỏ (hay còn gọi là Peter’s Hall) là một không gian đầy uy nghi và trang nhã, được thiết kế để tôn vinh Sa hoàng Peter Đại đế – vị quân vương vĩ đại đã đặt nền móng cho Đế quốc Nga hùng mạnh.

Căn phòng được xây dựng vào những năm 1830, dưới thời Sa hoàng Nicholas I, mang đậm dấu ấn của phong cách Tân Cổ điển. Không gian nơi đây nổi bật với cột đá cẩm thạch trắng, những mảng tường được mạ vàng tinh xảo, cùng với những bức tranh hoành tráng ca ngợi công lao của Peter Đại đế. Trung tâm căn phòng là chiếc ngai vàng nhỏ, được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và được trang trí bằng vàng lá – biểu tượng quyền lực của các Sa hoàng.

Trên trần nhà là bức bích họa lớn mô tả hình ảnh Peter Đại đế trong ánh hào quang chiến thắng
Trên trần nhà là bức bích họa lớn mô tả hình ảnh Peter Đại đế trong ánh hào quang chiến thắng

Trên trần phòng là bức bích họa đầy ấn tượng, mô tả hình ảnh Peter Đại đế trong ánh hào quang chiến thắng. Đặc biệt, ngay chính giữa căn phòng, du khách sẽ không thể rời mắt khỏi bức chân dung Peter Đại đế – một tác phẩm xuất sắc của họa sĩ Alexei Yegorov, thể hiện thần thái mạnh mẽ, kiên nghị của vị Sa hoàng đã đưa nước Nga bước ra thế giới.

Không chỉ là nơi trưng bày ngai vàng, Peter’s Hall còn lưu giữ những huy hiệu hoàng gia, các biểu tượng của Huân chương Thánh Andrew, huân chương danh giá nhất của Đế quốc Nga, mà Peter Đại đế chính là người sáng lập.

4.7. Đồng hồ Con Công

Giữa muôn vàn kiệt tác trưng bày tại Cung điện Mùa Đông, Đồng hồ Con Công là một trong những bảo vật quý giá và độc đáo nhất. Được chế tác vào thế kỷ 18 bởi bậc thầy đồng hồ người Anh James Cox, cỗ máy tinh xảo này không chỉ là một thiết bị đo thời gian mà còn là một tuyệt phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn hoàng gia.

Đồng hồ con công
Đồng hồ con công

Chiếc đồng hồ cao khoảng 1,2 mét, được làm từ đồng mạ vàng, với ba nhân vật chính: một chú công tráng lệ, một con cú thông thái và một chú gà trống vui nhộn, tất cả đều có thể cử động nhờ bộ máy cơ học phức tạp. Khi đồng hồ điểm chu kỳ, chú công từ từ xòe đuôi, để lộ ra những lớp lông lấp lánh như một vũ điệu mê hoặc. Trong khi đó, chú cú trong chiếc lồng vàng quay đầu đầy bí ẩn, và gà trống cất tiếng gáy như báo hiệu thời gian trôi qua.

Chiếc đồng hồ được Nữ hoàng Catherine Đại đế mua lại để bổ sung vào bộ sưu tập hoàng gia, Đồng hồ Con Công ngày nay vẫn hoạt động hoàn hảo sau hơn 200 năm. Mỗi tuần một lần, du khách tại Bảo tàng Hermitage lại có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn kỳ diệu này – một khoảnh khắc hiếm hoi gói trọn vẻ đẹp của nghệ thuật, cơ khí và lịch sử trong cùng một tác phẩm.

4.8. Hội trường Pavilion

Hội trường Pavilion mang phong cách Tân Phục Hưng kết hợp cùng những dấu ấn trang trí đậm chất hoàng gia
Hội trường Pavilion mang phong cách Tân Phục Hưng kết hợp cùng những dấu ấn trang trí đậm chất hoàng gia

Bước chân vào Hội trường Pavilion, du khách sẽ ngay lập tức bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp tráng lệ và tinh xảo của không gian này. Được thiết kế vào giữa thế kỷ 19 bởi kiến trúc sư Andrei Stackenschneider, căn phòng là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Tân Phục Hưng và những chi tiết trang trí xa hoa mang đậm dấu ấn hoàng gia.

Những hàng cột cẩm thạch trắng kết hợp cùng hệ thống đèn chùm pha lê lộng lẫy
Những hàng cột cẩm thạch trắng kết hợp cùng hệ thống đèn chùm pha lê lộng lẫy

Điểm nhấn nổi bật nhất của hội trường chính là những hàng cột cẩm thạch trắng thanh thoát, cùng hệ thống đèn chùm pha lê lộng lẫy phản chiếu ánh sáng vàng ấm áp khắp căn phòng. Các sàn khảm đá quý được thiết kế theo hoa văn hình học tinh xảo, mô phỏng nghệ thuật cổ điển phương Tây. Tâm điểm của không gian chính là Đồng hồ Con Công – tuyệt tác cơ khí nổi tiếng bậc nhất thế giới.

4.9. Phòng khách Malachite

Phòng khách Malachite
Phòng khách Malachite

Lộng lẫy, huyền bí và sang trọng, Phòng khách Malachite là một trong những không gian ấn tượng nhất bên trong Cung điện Mùa Đông. Được thiết kế vào những năm 1830 theo phong cách Tân Cổ điển, căn phòng này là một kiệt tác nghệ thuật với tông màu xanh ngọc lục bảo đầy mê hoặc, tạo nên từ đá malachite quý hiếm của Nga.

Từng món đồ nội thất, từ cột trụ, lò sưởi, đến các chi tiết trang trí nhỏ nhất đều được chế tác công phu từ malachite, mang đến vẻ đẹp vương giả khó sánh kịp. Kết hợp cùng đồ nội thất dát vàng, đèn chùm pha lê lộng lẫy, căn phòng toát lên sự xa hoa bậc nhất của triều đình Nga.

Được thiết kế từ đá malachite quý hiếm của Nga với màu xanh lục bảo đặc trưng
Được thiết kế từ đá malachite quý hiếm của Nga với màu xanh lục bảo đặc trưng

Nơi đây từng là phòng tiếp khách của Hoàng hậu Alexandra Feodorovna, vợ của Sa hoàng Nicholas I. Với vẻ đẹp tráng lệ và giá trị lịch sử to lớn, Phòng khách Malachite không chỉ là điểm tham quan nổi bật mà còn là biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực của triều đại Romanov.

4.10. Phòng ngủ của Maria Alexandrovna

Phòng ngủ của Maria Alexandrovna
Phòng ngủ của Maria Alexandrovna

Ẩn mình trong những dãy hành lang lộng lẫy của Cung điện Mùa Đông, Phòng ngủ của Maria Alexandrovna mang một vẻ đẹp dịu dàng và tinh tế, trái ngược với sự xa hoa choáng ngợp của những phòng khách hoàng gia khác. Là nơi nghỉ ngơi của Hoàng hậu Maria Alexandrovna, vợ Sa hoàng Alexander II, căn phòng được thiết kế theo phong cách Tân Cổ điển, mang đến cảm giác thanh lịch và trang nhã.

Không gian nơi đây được bao phủ bởi những gam màu nhẹ nhàng, với rèm cửa lụa mềm mại, nội thất gỗ quý, cùng các chi tiết mạ vàng tinh xảo. Chiếc giường ngủ xa hoa, những bức tranh trang trí đầy nghệ thuật cùng các món đồ cá nhân của Hoàng hậu vẫn được lưu giữ, tái hiện chân thực cuộc sống của một trong những phụ nữ quyền lực nhất triều đại Romanov.

4.11. Sảnh Trắng

Phòng hòa nhạc
Phòng hòa nhạc

Sảnh Trắng nổi bật với vẻ đẹp thanh thoát được tạo nên từ đá cẩm thạch trắng quý hiếm. Được xây dựng theo phong cách Tân Cổ điển, căn phòng mang đến cảm giác sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, tựa như một viên ngọc sáng giữa lòng cung điện nguy nga.

Được xây dựng bằng những lớp đá cẩm thạch quý hiếm
Được xây dựng bằng những lớp đá cẩm thạch quý hiếm

Điểm nhấn của Sảnh Trắng chính là những hàng cột cẩm thạch uy nghiêm, kết hợp cùng trần nhà chạm khắc tinh xảo, tạo nên một không gian vừa rộng mở, vừa trang trọng. Các bức tường được trang trí bằng hoa văn mạ vàng, phản chiếu ánh sáng lung linh từ những chùm đèn pha lê lộng lẫy. Từng chi tiết trong căn phòng đều toát lên vẻ đẹp hài hòa, mang đậm dấu ấn của thời kỳ hoàng kim nước Nga.

4.12. Phòng trưng bày quân sự năm 1812

Căn phòng lưu giữ hơn 332 bức tranh những người hùng của quân đội Nga trong cuộc chiến lịch sử năm 1812
Căn phòng lưu giữ hơn 332 bức tranh những người hùng của quân đội Nga trong cuộc chiến lịch sử năm 1812

Bước vào Phòng trưng bày quân sự năm 1812, du khách như lạc vào một không gian sống động tái hiện lại hào khí của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại chống Napoleon. Nằm trong Cung điện Mùa Đông, căn phòng này được xây dựng theo lệnh của Sa hoàng Alexander I nhằm vinh danh các vị tướng lĩnh đã góp phần vào chiến thắng lịch sử năm 1812.

Điểm nổi bật nhất của căn phòng chính là 332 bức chân dung được vẽ bởi họa sĩ George Dawe và các cộng sự, khắc họa chân dung những người hùng của quân đội Nga. Những bức tranh được sắp xếp trang trọng trên các bức tường đỏ rực rỡ, tạo nên một khung cảnh vừa trang nghiêm vừa đầy khí thế.

4.13. Triển lãm tại Cung điện Mùa đông

Hội trường Alexander
Hội trường Alexander

Cung điện Mùa Đông không chỉ nổi bật với kiến trúc lộng lẫy mà còn là nơi lưu giữ những bộ sưu tập nghệ thuật vô giá. Các triển lãm tại đây trưng bày hàng nghìn kiệt tác thuộc nhiều nền văn minh, từ hội họa, điêu khắc đến những tạo tác thủ công tinh xảo.

Một trong những điểm nhấn của triển lãm là bộ sưu tập hội họa châu Âu, với các tác phẩm của những bậc thầy như Leonardo da Vinci, Rembrandt, RaphaelTitian. Bên cạnh đó, cung điện còn lưu giữ bộ sưu tập trang sức hoàng gia, các món đồ gốm sứ, thảm thêu quý hiếm cùng những kỷ vật của Hoàng gia Nga.

Cung điện lưu giữ nhiều bộ sưu tập quý giá đến từ nhiều châu lục trên thế giới
Cung điện lưu giữ nhiều bộ sưu tập quý giá đến từ nhiều châu lục trên thế giới

Không chỉ dừng lại ở nghệ thuật châu Âu, triển lãm còn giới thiệu bộ sưu tập nghệ thuật phương Đông, từ Trung Quốc, Ấn Độ đến Ba Tư. Mỗi hiện vật là một câu chuyện về lịch sử, văn hóa, đưa du khách vào hành trình khám phá di sản vĩ đại của nhân loại.

5. Bảo tàng Hermitage

Bảo tàng Hermitage với hơn 350 phòng trưng bày lớn nhỏ kể về hành trình xuyên suốt lịch sử nghệ thuật của thế giới
Bảo tàng Hermitage với hơn 350 phòng trưng bày lớn nhỏ kể về hành trình xuyên suốt lịch sử nghệ thuật của thế giới

“Nếu muốn hiểu văn hóa của một dân tộc, hãy ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật của họ.” Và không nơi nào phản ánh rõ điều này hơn Bảo tàng Hermitage – kho báu nghệ thuật vĩ đại nằm trong lòng Cung điện Mùa Đông tráng lệ.

Bước qua cánh cửa Hermitage, bạn sẽ lạc vào một thế giới của những kiệt tác bất hủ. Với hơn 3 triệu hiện vật trưng bày trong 350 phòng, bảo tàng mang đến một hành trình xuyên suốt lịch sử nghệ thuật thế giới – từ những tượng nhân sư Ai Cập cổ đại, những bức tranh thời Phục Hưng đến các tác phẩm ấn tượng của Claude Monet, Van GoghPicasso, mỗi tác phẩm đều như thì thầm câu chuyện của riêng mình, dẫn lối người xem vào một thời đại huy hoàng.

Lăng mộ của Alexander Nevsky
Lăng mộ của Alexander Nevsky

Không chỉ lưu giữ nghệ thuật, bản thân Hermitage cũng là một tuyệt tác. Những hành lang dát vàng lấp lánh, trần nhà chạm khắc tinh xảo và những gian phòng lộng lẫy từng chứng kiến lịch sử Hoàng gia Nga tạo nên một không gian tráng lệ chưa từng có. Mỗi bức tường, mỗi viên đá cẩm thạch đều mang trong mình dấu ấn thời gian, làm sống dậy không khí của một thời đại huy hoàng.

6. Kinh nghiệm tham quan Cung điện Mùa Đông

Đặt chân đến Cung điện Mùa Đông, bạn không chỉ bước vào một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất nước Nga mà còn bước vào một hành trình khám phá nghệ thuật, lịch sử và văn hóa đầy mê hoặc. Để tận hưởng chuyến tham quan trọn vẹn, đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích sau đây!

6.1. Giờ mở cửa và giá vé tham quan

Thời gian mở cửa tham quan sẽ thay đổi theo từng ngày
Thời gian mở cửa tham quan sẽ thay đổi theo từng ngày

Giờ mở cửa:

  • Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật: 10:30 – 18:00
  • Thứ Tư, Thứ Sáu: 10:30 – 21:00
  • Đóng cửa vào thứ Hai hàng tuần

Nếu muốn trải nghiệm một không gian ít đông đúc hơn, bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, đặc biệt vào các ngày giữa tuần.

Giá vé:

  • Vé tham quan Bảo tàng Hermitage: Khoảng 500 – 1.000 RUB/người
  • Miễn phí cho học sinh, sinh viên có thẻ quốc tế ISIC
  • Vào ngày thứ Năm đầu tiên của mỗi tháng, bảo tàng mở cửa miễn phí cho tất cả khách tham quan

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua vé online trên trang web chính thức của Hermitage để tránh xếp hàng lâu tại quầy vé. Nếu muốn hiểu sâu hơn về lịch sử và các tác phẩm trưng bày, hãy đặt tour có hướng dẫn viên, hoặc thuê thiết bị thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

6.2.Cách di chuyển đến Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông lãng mạn dưới ánh sáng hoàng hôn thơ mộng
Cung điện Mùa Đông lãng mạn dưới ánh sáng hoàng hôn thơ mộng

Tọa lạc tại trung tâm St. Petersburg, Cung điện Mùa Đông dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau. Dưới đây là những cách di chuyển thuận tiện nhất dành cho bạn:

  • Tàu điện ngầm (Metro): Đi tuyến M2 (xanh dương) và xuống tại ga Admiralteyskaya, cách cung điện chỉ 5 phút đi bộ. Đây là ga tàu điện ngầm sâu nhất nước Nga với độ sâu 86m!
  • Xe buýt và xe điện: Các tuyến xe buýt 7, 10, 24, 191 và xe điện 5, 22 đều có điểm dừng gần Cung điện Mùa Đông. Giá vé khoảng 40 – 50 RUB/lượt, thích hợp cho những ai muốn trải nghiệm phương tiện công cộng.
  • Taxi hoặc ứng dụng gọi xe: Nếu đi theo nhóm hoặc mang nhiều hành lý, bạn có thể gọi taxi thông qua Yandex.Taxi hoặc Uber Nga với mức giá trung bình từ 300 – 500 RUB tùy khoảng cách.
  • Đi bộ hoặc thuê xe đạp: Nếu ở khu vực trung tâm, bạn có thể đi bộ dọc theo sông Neva để tận hưởng khung cảnh thơ mộng trước khi đến cung điện. Một lựa chọn thú vị khác là thuê xe đạp, với giá khoảng 150 – 250 RUB/giờ, giúp bạn vừa khám phá thành phố vừa di chuyển dễ dàng.

Dù chọn phương tiện nào, hành trình đến Cung điện Mùa Đông cũng sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ, mở ra cánh cửa đưa bạn đến với một trong những công trình vĩ đại nhất lịch sử nước Nga!

7. Tham quan Cung điện Mùa Đông cùng du lịch VTourist

Đoàn khách VTourist tham quan bên trong Cung điện Mùa Đông
Đoàn khách VTourist tham quan bên trong Cung điện Mùa Đông

Cung điện Mùa Đông – viên ngọc kiến trúc lộng lẫy giữa lòng St. Petersburg, nơi ghi dấu những trang sử huy hoàng của triều đại Romanov. Bước qua cánh cổng cung điện, du khách như lạc vào một thế giới hoàng gia tráng lệ với cầu thang Jordan lộng lẫy, hành lang Loggias Raphael kiêu sa, hay phòng Malachite xanh ngọc bích quyền quý. Mỗi căn phòng, mỗi bức tranh, mỗi chi tiết chạm khắc đều mang trong mình hơi thở của thời gian, tái hiện một quá khứ xa hoa và rực rỡ.

Hãy để VTourist đồng hành cùng bạn trong hành trình tour Nga khám phá nước Nga kỳ vĩ. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của Cung điện Mùa Đông, đắm chìm trong không gian huyền ảo của mùa “đêm trắng” nước Nga và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ tại xứ sở bạch dương thơ mộng!

VTourist

Du Lịch VTourist

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Tháp truyền hình Ostankino là một trong những biểu tượng kiến trúc vĩ đại nhất của nước Nga, chứng nhân lịch sử cho những biến đổi của Moscow trong suốt hơn nửa thế kỷ qua

Tháp Truyền Hình Ostankino – Chạm Tay Vào Bầu Trời Moscow Từ Độ Cao 540m

20/03/2025
Đảo Kizhi hiện lên như một bảo tàng ngoài trời sống động, nơi lưu giữ những công trình gỗ kỳ vĩ có tuổi đời hàng thế kỷ của nước Nga

Đảo Kizhi: Tuyệt Tác Kiến Trúc Gỗ Độc Nhất Nước Nga

19/03/2025
Tượng đài Kỵ Sĩ Đồng - bức tượng gói trọn trong mình cả một giai thoại hào hùng về Peter Đại đế, người đã đặt nền móng cho sự phát triển của đế quốc Nga.

Tượng Đài Kỵ Sĩ Đồng: Huyền Thoại Bất Diệt Của St. Petersburg

17/03/2025

Tin tức mới nhất

Tháp truyền hình Ostankino là một trong những biểu tượng kiến trúc vĩ đại nhất của nước Nga, chứng nhân lịch sử cho những biến đổi của Moscow trong suốt hơn nửa thế kỷ qua

Tháp Truyền Hình Ostankino – Chạm Tay Vào Bầu Trời Moscow Từ Độ Cao 540m

Đảo Kizhi hiện lên như một bảo tàng ngoài trời sống động, nơi lưu giữ những công trình gỗ kỳ vĩ có tuổi đời hàng thế kỷ của nước Nga

Đảo Kizhi: Tuyệt Tác Kiến Trúc Gỗ Độc Nhất Nước Nga

Tượng đài Kỵ Sĩ Đồng - bức tượng gói trọn trong mình cả một giai thoại hào hùng về Peter Đại đế, người đã đặt nền móng cho sự phát triển của đế quốc Nga.

Tượng Đài Kỵ Sĩ Đồng: Huyền Thoại Bất Diệt Của St. Petersburg

Nhà thờ Chúa Cứu Thế trên Máu Đổ

Nhà thờ Chúa Cứu Thế Trên Máu Đổ – Kiệt Tác Nga Hoàng Và Câu Chuyện Bi Thương

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm