Pháp là một đất nước không thể bỏ qua khi có ý định du lịch Tây Âu. Không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, con người thân thiện, tinh hoa văn hóa đặc biệt mà còn bởi nét đẹp kiến trúc đô thị cực kì đặc sắc. “Paris Haussmannien” được tạm hiểu là “Paris theo phong cách Haussmann” đã góp phần không nhỏ đưa Paris lên tầm thành phố tráng lệ nhất thế giới. Hãy cùng Vtourist tìm hiểu điều đã làm Paris lột xác trở thành kinh đô hoa lệ như ngày nay.
1. Lịch sử kiến trúc của Pháp
Lịch sử của kiến trúc đô thị Pháp bắt nguồn từ mong muốn của hoàng đế Napoléon III. Ông muốn đưa Paris từ một thành phố trung cổ với tình trạng quá tải và bệnh tật. Trở thành một thành phố đầy ắp ánh ánh và không khí trong lành. Ông đã bổ nhiệm Georges-Eugène Hausmann – một tỉnh trưởng thành phố. Trở thành người giám sát việc tái thiết lập tại Paris một cách triệt để trong vòng 17 năm. Đã gây ra một sự biến động lớn về xã hội và dân sự. Biến Haussmann trở thành một trong những nhà quy hoạch đô thị nổi tiếng nhưng gây tranh cãi nhất lịch sử.
Và để hiện thực hoá mong ước của Hoàng đến Napoléon III. Haussmann đã san bằng tất cả những con phố ngoằn ngoèo, chật chội với những toà nhà Trung cổ ấm cúng. Để nhường chỗ cho đại lộ cũng như những lối đi rộng rãi thẳng tắp nối thẳng trung tâm thành phố với các công trình công cộng lớn, các nhà ga đường sắt với những toà nhà chung cư bằng đá trang nhã, tinh tế đã thiết lập lại định nghĩa và thống nhất diện mạo của Paris.
Ở thời điểm đó Haussmann là trung tâm của sự chỉ trích bởi chính tác phẩm vĩ đại của ông. Chính quyền trên dưới phê bình ông vì đã tiêu tốn một số tiền khổng lồ của quốc gia. Giới văn nghệ sĩ không vừa lòng vì ông đã thẳng tay phá hủy những khu dân cư cũ kỹ đầy hoài niệm của họ. Thay vào đó là những toà nhà thô kệch, đơn điệu và một màu.
2. Đặc trưng của kiến trúc Haussmann
Các toà nhà lớn, trang nhã, uy nghiêm, có kích thước và chi tiết khác nhau một chút nhưng có chung các đặc điểm.
- Mặt tiền bằng đá
- Ống khói ban đầu được sử dụng để sưởi ấm và bây giờ là biểu tưởng cho những mái nhà biểu trưng của Paris
- Cửa sổ áp mái: Cửa sổ mái được đặt trên tầng áp mái của ngôi nhà. Được thiết kế thụt vào hoặc nhô ra tùy thuộc vào độ dốc mái. Cửa sổ mái cho phép thông gió và cung cấp ánh sáng cho căn phòng áp mái. Thiết kế này cũng có thể được biến hóa thành ban công nhỏ giúp không gian tầng áp mái trở nên thoáng đãng hơn. Cũng như cho phép ánh sáng và không khí được cung cấp tối đa cho căn phòng.
- Cửa chính/ cửa ra vào: Những cánh cửa đặc trưng của kiến trúc Haussmann là hình ảnh có thể bắt gặp ở mọi góc phố Paris. Cửa thường có chiều rộng 2,6m và chiều cao 3,5m. Vào thế kỉ XIX, cửa được xây ở những căn nhà của giới quý tộc nhằm mục đích cho xe ngựa đi qua với tay nắm cửa bằng đồng hoặc bằng sắt.
3. Phong cách kiến trúc độc đáo
Hiện nay, 60% số tòa nhà trong Paris có kiến trúc Haussmann. Đặc trưng kiến trúc đô thị Pháp này thể hiện rõ nhất ở mặt tiền tòa nhà. Các tòa nhà trong cùng một tuyến phố phải có chiều cao bằng nhau gồm tối đa 6 tầng. Cùng phong cách trang trí mặt tiền, tạo sự thống nhất về tổng thể kiến trúc. Độ cao của các tòa nhà tỉ lệ thuận với bề rộng của con phố.
Quy định thiết kế mặt tiền phải được tuân thủ chặt chẽ. Chỉ nhà ở tầng hai và tầng năm (tầng ba và tầng sáu nếu tính theo kiểu Việt Nam) là có balcon. Mái nhà thường dốc 45 độ. Tường phía mặt tiền tòa nhà thường được xây bằng đá đẽo chất lượng cao. Tường đầu hồi và tường phía mặt hậu cũng được cũng được xây bằng đá đẽo nhưng chất lượng kém hơn.
Tầng trệt thường sử dụng cho mục đích thương mại. Trừ tại các tòa nhà được gọi là “de haute bourgeoisie”, có nghĩa là dành cho giới quý tộc giàu sang. Thời đó, do chưa có thang máy, tầng hai (tầng ba theo cách tính của người Việt Nam) là tầng “quý tộc” dành cho giới thượng lưu. Vì không cao quá nên việc trèo thang bộ không quá bất tiện, nhưng tầng hai lại đủ cao để ngắm được quang cảnh xung quanh. Các căn hộ ở tầng này có trần nhà cao nhất vả tỷ lệ hoành tráng nhất. Ô cửa sổ cũng được trang trí cầu kỳ hơn. Tầng áp sát mái thường dành cho người nghèo. Như vậy là giữa các tầng nhà đã có sự phân hóa xã hội lớn.
4. Một Paris tráng lệ và tâm sức của kỹ sư Haussmann
Công cuộc quy hoạch tiến triển thuận lợi cho đến năm 1867. Khi ngày càng có nhiều lời than phiền về chi phí quá tốn kém cho dự án. Quốc Hội Pháp quyết định tái thiết việc giám sát công việc của tỉnh trưởng Haussmann. Điều nam tước không hề mong muốn.
Việc bội chi đặc biệt nghiêm trọng đã khiến tiền thuế người dân Paris phải đóng cũng tăng chóng mặt. Chẳng hạn năm 1852, trước khi có quy hoạch, chính quyền Paris thu 52 triệu franc tiền thuế.
Vào những tháng ngày cuối của Đệ Nhị Đế Chế. Nam tước Haussmann là nhân vật bị công chúng chế giễu, đả kích nhiều nhất. Thậm chí, Jules Ferry còn viết một bài văn đả kích nối tiếng có tiêu đề “Sự chi tiêu quái dị của Haussmann”.
Giờ đây, sau gần 150 năm khi nhìn lại lịch sử. Bất chấp những mặt trái trong quá trình mở rộng, cải tạo Paris, không ai có thể phủ nhận giá trị lớn lao của công cuộc cải tạo đô thị của “bộ đôi” Napoléon III – Haussmann. Nếu không có 17 năm quy hoạch đó, liệu Paris có được sự hiện đại, tráng lệ như bây giờ? Chẳng ai dám chắc là nếu không có “bộ đôi” lừng danh đó, Paris có trở thành một trong những thành phố lộng lẫy nhất thế giới, một điểm đến mơ ước của du khách quốc tế khi du lịch Pháp.