Giải Mã Lý Do Na Uy Giàu Có Bậc Nhất Thế Giới

Na Uy được coi là quốc gia giàu thứ hai trên thế giới. Họ còn là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới. Na Uy đã vươn lên trở thành một trong số các nước thịnh vượng nhất và về cơ bản tất cả công dân nước này đều là những triệu phú. Nhiều quốc gia khác đã cố gắng làm điều tương tự như Na Uy nhưng họ đã thất bại thậm chí còn nghèo hơn trước. Vậy bằng cách nào mà Na Uy giàu có đến như vậy trong khi các nước khác lại gặp thất bại.

1. Tìm hiểu sơ lược về Na Uy

Na Uy có tên chính thức là Vương quốc Na Uy. Là một quốc gia Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu. Có lãnh thổ bao gồm phần phía tây và cực bắc của Bán đảo Scandinavia. Hòn đảo xa xôi Jan Mayen và quần đảo Svalbard cũng là một phần của Vương quốc Na Uy. Đảo Peter I ở Nam Cực và Đảo Bouvet ở Nam Cực là những lãnh thổ phụ thuộc. Và do đó không được coi là một phần của vương quốc. Na Uy cũng đưa ra những yêu sách lãnh thổ đối với một phần của Nam Cực được gọi là Queen Maud Land.

Bản đồ Na Uy
Bản đồ Na Uy

Na Uy có diện tích là 385.207km² với dân số là hơn 5,3 triệu người. Là quốc gia nằm về phía Tây bán đảo Scandinavia. Ba mặt của quốc gia này đều giáp biển. Phía bắc là biển Barent thuộc Bắc Băng Dương. Phía tây là biển Na Uy còn phía nam là eo biển Skagerrak chia tách Na Uy với Đan Mạch. Lãnh thổ trên đất liền của Na Uy giáp với Thụy Điển, Phần Lan và Nga.

Xem thêm: Vì sao Nauy là nơi đáng sống nhất thế giới

2. Tại sao Na Uy giàu có bậc nhất thế giới?

Về kinh tế, Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực Bắc Âu nói riêng và trên thế giới nói chung. Na Uy là một trong những nước Bắc Âu nổi tiếng khi có tỷ lệ GDP bình quân đầu người đứng hàng top thế giới. Năm 2017, mức GDP bình quân đầu người 61.197 USD. Con số này đã giúp Na Uy giàu có đứng hàng thứ 8 trong số các quốc gia giàu nhất thế giới.

Năm 2022, GDP ước tính của Na Uy khoảng 541 tỉ USD là nền kinh tế lớn 26 thế giới. GDP bình quân đầu người hơn 100.000 USD thuộc vào loại cao nhất thế giới.

2.1. Na Uy trước khi độc lập

Vào cuối thế kỷ thứ 18, một trong những nhà kinh tế vĩ đại trong lịch sử Thomas Malthus đã đến thăm đất nước Na Uy. Một đất nước đẹp như tranh vẽ nhưng có khí hậu khắc nghiệt. Bấy giờ đang bị Đan Mạch kiểm soát. Ở đây, số lượng dân cư ít ỏi. Họ phải sống lay lắt dựa vào các trang trại nhỏ và bất cứ thứ gì có thể đánh bắt được từ biển. Mùa đông kéo dài hàng nửa năm và cũng chẳng có nhiều đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp.

Thiên nhiên Na Uy
Thiên nhiên Na Uy

Ngành du lịch cũng không thể phát triển hiệu quả ở đất nước với địa hình nhiều núi này. Các thị trấn nằm ở vùng sâu vùng xa và người dân đều có trình độ học vấn thấp. Thời đại chinh phạt và những vụ cướp bóc của người Viking mang đến sự giàu có cho Na Uy đã qua. Na Uy lúc bấy giờ đang rất nghèo.

Hàng thập kỷ sau chuyến thăm đó trôi qua nhưng tình hình thậm chí còn tệ hơn. Na Uy lâm vào cảnh khó khăn do chiến tranh, phong tỏa và cấm vận. Nền kinh tế của Na Uy bị tàn phá và nạn đói hoành hành trên khắp đất nước. Xét về nhiều mặt, Na Uy được coi là một nước nghèo và chẳng có vai trò gì quan trọng.

Xem thêm: Du lịch Oslo

2.2. Xây dựng đất nước sau độc lập

Khoảng hơn 100 năm sau chuyến thăm của Malthus. Na Uy mới giành được độc lập khi tách khỏi Thụy Điển vào năm 1905. Nước này vẫn kém phát triển về giáo dục và vẫn còn rất nghèo. Nền kinh tế của Na Uy lúc bấy giờ chỉ tập trung vào vận chuyển các tài nguyên ở dạng thô như gỗ, cá và khoáng sản. Họ có rất ít điểm chung với các nước láng giềng ở phía nam. Những đất nước này đang thực hiện công nghiệp hóa một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, Na Uy là đất nước có tiềm năng biển.

Đầu thế kỷ XX, trong thời kỳ thương mại quốc tế tự do bùng nổ; Na Uy đã xây dựng được đội tàu buôn lớn thứ tư thế giới. Điều này giúp họ có được những kiến thức chuyên môn quý giá về vận tải biển, thương mại và công nghệ. Đây cũng là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với đất nước Na Uy bắt đầu cho một đất nước Na Uy giàu có.

Na Uy đã xây dựng một hệ thống nghị viện mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Cùng với đó là chế độ phổ thông đầu phiếu; đảm bảo quyền của người lao động và cải cách xã hội mạnh mẽ. Na Uy được coi là quốc gia bình đẳng và có nền dân chủ phát triển nhất thế giới.

2.3. Không để các doanh nghiệp nước ngoài chi phối

Vùng đất Na Uy khắc nghiệt nhưng cũng tạo điều kiện cho một lượng lớn công trình thủy điện giá rẻ. Chính điều này đã đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên lúc đó gần 3/4 tổng số các công trình thủy điện là của các công ty nước ngoài. Chính phủ Na Uy xem đây là một rủi ro. Và cho rằng các nguồn tài nguyên của Na Uy chỉ thuộc sở hữu và dành cho người Na Uy sử dụng mà thôi.

Thế là một dự luật được thông qua để giới hạn quyền sở hữu nước ngoài và hạn chế độc quyền. Kinh nghiệm kiểm soát tài nguyên thiên nhiên này là mấu chốt quan trọng cho sự phát triển của Na Uy. Với sự ra đời của các công nghệ mới giúp giảm đáng kể gánh nặng cho giao thông như đường sắt, đường bộ. Và các phương pháp liên lạc mới đã thu hẹp những bất lợi đáng có của Na Uy trước các nước láng giềng Châu Âu.

Những yếu tố này đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa của Na Uy. Tuy nhiên, điều khiến Na Uy khác biệt chính là sự gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế với phúc lợi xã hội, giáo dục.

Đầu thế kỷ XX, mặc dù Na Uy phát triển nhưng với quy mô nhỏ và phụ thuộc vào thương mại quốc tế. Điều này dẫn đến Na Uy bị cuốn vào các thế lực địa chính trị và kinh tế trên toàn cầu.

2.4. Nắm bắt thời cơ

Đầu những năm 1960, Na Uy phát hiện trữ lượng lớn khí đốt tại Hà Lan. Người ta đã suy đoán rằng ở biển Bác cũng có dầu mỏ. Nhưng nếu có một lượng lớn dầu mỏ dưới vùng biển bắc này thì nó thuộc về ai?

Rất nhanh tay quốc gia này khẳng định chủ quyền của mình trên vùng biển Biển Na Uy. Họ cũng tuyên bố rằng, nếu Na Uy tìm thấy bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào như dầu mỏ thì chúng sẽ thuộc quyền sở hữu của họ. Và họ được kiểm soát hoàn toàn chủ quyền của quốc gia trên vùng biển của mình. Do Na Uy là thành viên của tổ chức NATO nên không gặp bất kỳ khó khăn nào khi thực hiện tuyên bố này. Không giống như trường hợp của các quốc gia khác đã thử làm điều này vào những năm 1960.

2.5. Phát hiện mỏ vàng của đất nước

Theo một bài viết từ Cafebiz, sau 6 năm từ năm 1960, họ đã tìm thấy “vàng đen” hay thường được gọi là dầu mỏ. Kể từ thời điểm đó, ngành công nghiệp khai thác dầu của họ bùng nổ. Nhưng nó hoàn toàn không giống như những nước khác. Họ trúng số độc đắc khi khai thác được hơn 1.600.000 thùng mỗi ngày.

Khai thác dầu mỏ ở Na Uy
Khai thác dầu mỏ ở Na Uy

Việc tìm kiếm được một lượng lớn dầu như vậy đối với các quốc gia lớn như Mỹ hoặc Nga có thể sẽ gây ra sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đối với một quốc gia nhỏ như Na Uy; việc khai thác dầu mỏ quá nhiều sẽ gây tác động ngay lập tức.

Xem thêm: Những điều khổng lồ ở Na Uy có thể bạn chưa biết

2.6. GDP tăng chóng mặt

Thay vì bị thu hút bởi hoạt động kinh doanh dầu mỏ; Na Uy dường như khá thận trọng khi kiểm soát doanh thu từ dầu và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng giá dầu này đã khiến GDP của Na Uy tăng thêm 500% trong một thập kỷ. Điều chưa từng xảy ra vào thời điểm đó và được cho là vẫn còn tiếp tục gia tăng nhiều hơn nữa.

GDP của Na Uy đã tăng từ 12 tỷ USD lên đến hơn 65 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là nguồn doanh thu từ dầu mỏ này không phải do các công ty tư nhân tạo ra. Thay vào đó, một công ty do nhà nước điều hành và sở hữu đã đảm nhận việc khai thác cũng như xuất khẩu dầu, tên công ty là Statoil. Quyết định này đã khiến chính phủ Na Uy trở nên vô cùng giàu có. Tầm ảnh hưởng của quốc gia đối với thị trường dầu mỏ cũng có sự thay đổi.

2.7. Na Uy giàu có nhờ vào tầm nhìn xa của chính phủ

Cũng theo Cafebiz, thay vì vung tiền mặt như các đối tác Trung Đông; Na Uy có tầm nhìn xa khi thấy nguồn thu từ dầu mỏ không phải là mãi mãi. Họ cần một nguồn thu nhập đáng tin cậy hơn. Vì vậy, họ đã quyết định đầu tư vào một quỹ có tên “Sovereign wealth fund”, quỹ tài sản có chủ quyền.

Điều đáng ngạc nhiên là quỹ này có lượng tiền lớn nhất thế giới; đánh bại người Trung Quốc cũng như quỹ của UAE. Điều này càng đáng chú ý hơn là dân số của Trung Quốc gấp 250 lần dân số của Na Uy. Quyết định này được ủng hộ, bởi vì triết lý của họ là: “Những nguồn tài nguyên này là tài sản của người dân Na Uy, do đó họ sẽ được hưởng lợi từ nó”.

2.8. Lợi nhuận từ Quỹ tài sản tập trung vào phát triển xã hội 

Thật không may, người dân Na Uy không thể tiếp cận được số tiền này. Tuy nhiên, chính phủ cũng không được động chạm vào quỹ tiền này. Chỉ có lợi nhuận từ quỹ này mới được sử dụng để tài trợ cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hệ thống phúc lợi, và quan trọng nhất là tái đầu tư lại vào quỹ.

Lợi nhuận từ Quỹ tài sản tập trung vào phát triển xã hội
Lợi nhuận từ Quỹ tài sản tập trung vào phát triển xã hội

Năm 2017, Na Uy đã kiếm được 131 tỷ USD một cách đáng kinh ngạc từ việc sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cổ phiếu cho đến hàng hóa. Quốc gia này cũng thật tuyệt vời và đáng khen ngợi khi thành lập một ủy ban đạo đức.

2.9. Lợi nhuận từ Quỹ tài sản không dùng để đầu tư vào kinh tế

Họ đã quyết định không đầu tư vào các nhà máy sản xuất vũ khí; công ty thuốc lá; các công ty có tiền sử gây ra thiệt hại cho môi trường; và cuối cùng là các công ty thường xuyên vi phạm quyền của người lao động. Điều thú vị nhất là họ bị cấm đầu tư vào chính đất nước của mình! Điều này có nghĩa là hiệu quả hoạt động của quỹ này không thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế của Na Uy.

Quỹ tiền này là một công cụ vô cùng sáng tạo và hiệu quả. Nó giúp đảm bảo thu nhập cho đất nước và cho nhân dân Na Uy trong nhiều thập kỷ tới. Điều này tương đương với việc bạn trúng số hàng tháng nhưng vẫn đi phương tiện công cộng. Quỹ này sẽ đảm bảo điều kiện sống tốt cho các thế hệ sau này.

Công bằng mà nói, chi phí sinh hoạt ở Na Uy rất cao so với các quốc gia ở Châu Âu. Tuy vậy, có một cuộc sống an toàn và được đảm bảo vẫn là điều tuyệt vời nhất!

Vậy thì ngần ngại gì mà không một lần đến tham quan đất nước Na Uy giàu có này với tour BẮC ÂU 11N10Đ: ĐAN MẠCH-NAUY-THỤY ĐIỂN-PHẦN LAN của VTourist nhé!

Xem thêm:

VTourist

Admin Du Lịch VTourist Content Marketing

Chuyên thiết kế và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước Du Lịch VTourist

Tin tức liên quan

Điều khổng lồ ở Na Uy

Những Điều Khổng Lồ Ở Na Uy Có Thể Bạn Chưa Biết

10/05/2024
Du lịch Oslo

Du Lịch Oslo – Quê Hương Của Giải Nobel Hòa Bình

10/05/2024
Nauy là nơi đáng sống nhất thế giới

Vì Sao Nauy Là Nơi Đáng Sống Nhất Thế Giới?

10/05/2024

Tin tức mới nhất

Chùa Wat Chedi Luang có bề dày lịch sử trải dài qua nhiều thế kỷ, gắn liền với những thăng trầm của vương quốc Lanna cổ. được thể hiện qua kiến trúc, những bức tường gạch đỏ, các bức phù điêu mô tả về con người và được đời của Đức Phật

Wat Chedi Luang: Dấu Ấn Thăng Trầm Của Vương Quốc Lanna Cổ

Wat Chiang Man là công trình Phật giáo lâu đời nhất của vùng Chiang Mai, được xây dựng bởi vua Mangrai, nổi bậc với tượng Phật Đá Phra Sila 1000 năm tuổi và bức tượng Phật Ngọc Pha Lê Phra Sae Tang Khamani

Wat Chiang Man: Kiệt Tác Kiến Trúc Phật Giáo Lâu Đời Tại Chiang Mai

Wat Phra That Doi Suthep là ngôi chùa vàng huyền thoại của Thái Lan, tồn tại với lịch sử hơn 600 năm, nổi tiếng với sự nhiệm màu của Đức Phật

Khám Phá Ngôi Đền Vàng Huyền Thoại Tại Wat Phra That Doi Suthep

Đền Chân Lý Sanctuary Of Truth sở hữu kiến trúc bằng gỗ độc đáo bậc nhất Thái Lan, nổi tiếng với không gian trưng bày 7 chân lý của con người

Đền Chân Lý Sanctuary of Truth: Vẻ Đẹp Kiến Trúc Gỗ Vượt Thời Gian Tại Thái Lan

Tour nổi bật

Tour Du Lịch Mỹ

Đi du thuyền vào giữa lòng thác

Tour Du Lịch Canada

Tour Du Lịch Châu Âu

Tour Du Lịch Châu Á

Visa nổi bật

Dịch vụ làm visa Mỹ

Visa Mỹ

Dịch vụ làm visa Canada

Visa Canada

Dịch vụ làm visa Châu Âu

Visa Châu Âu – Schengen

Dịch vụ làm visa Úc

Visa Úc 3 Năm