Khác với vẻ đẹp hào nhoáng, lấp lánh bên ngoài, các viên kim cương nổi tiếng trên thế giới đều mang một câu chuyện rùng rợn ở phía sau nó. Trong số đó, phải kể đến Hope Diamond – viên kim cương xanh đặc biệt nhất thế giới. Tuy tên của nó là Hy vọng, nhưng ẩn sâu trong nó là lời nguyền về những điều chết chóc và đau khổ cho bất kì ai sở hữu nó.
1. Sự xuất hiện của viên kim cương Hy Vọng
Viên kim cương Hy Vọng được tìm thấy vào năm 1666 và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là viên kim cương có kích thước lớn và quý hiếm nhất trên thế giới. Trọng lượng của viên kim cương này có trọng lượng 45,52 cara và nặng khoảng 9,104g. Các chuyên gia ước tính rằng niên đại của cổ vật này có lịch sử lên tới 1,1 tỷ năm tuổi. Lý do vì sao viên kim cương này có màu xanh khác thường là do nó có một lượng nhỏ phân tử boron có trong cấu trúc của nó.
Những câu chuyện bí ẩn xoay quanh viên kim cương này đã có từ thời đại Victoria. Vào đầu thế kỉ 20, một truyền thuyết mới được lưu truyền đó là viên kim cương Hy Vọng này đã bị đánh cắp từ bức tượng của Nữ thần Sita – vợ của Vishnu và từ đó gây nên những nỗi bất hạnh cho những ai sở hữu nó.
2. Quá trình tìm ra viên kim cương đắt nhất thế giới
Viên kim cương lúc ban đầu được tìm thấy bởi một thương nhân người Pháp có tên là Jean- Baptiste Tavernier được mua từ mỏ Kollur, Ấn Độ. Viên kim cương lúc bấy giờ được cắt dũa thô sơ nhưng có màu xanh tím khiến ai cũng phải để ý đến nó.
Vào 2 năm sau, Tavernier đã bán lại viên kim cương xanh cho vua Louis XIV của Pháp. Vào năm 1673, vua Louis đã cho “tân trang” lại viên kim cương qua bàn tay của nghệ nhân hoàng gia Sieur Pitau. Viên kim cương sau đó đã trở nên lung linh hơn, sắc sảo hơn với trọng lượng 67 1/8 carat. Hope Diamond được bao bọc bởi vàng nguyên chất và được đeo như mặt dây chuyền để vua Louis XIV có thể mang trong những sự kiện quan trọng. Và cũng từ đó, nó được đặt tên là “Kim cương xanh nước Pháp” (French Blue).
3. Hy Vọng hay những nỗi Tuyệt Vọng ?
Viên kim cương này mang đến những nỗi đau đớn tột cùng cho những người chủ nhân của nó. Không giống như tên gọi “Hy vọng”, viên kim cương này đã mang đến sự đau khổ, tang thương đến cho 13 người từng sở hữu nó.
Lời nguyền chết chóc này đến với người chủ nhân đầu tiên đó là Baptiste Tavernier – nhà buôn bán kiêm thám hiểm. Ông đã bị ốm nặng sau khi có viên kim cương Hope. Vào năm 1673, tuy rằng đã bán cho vua Louis XIV nhưng sự xui xẻo vẫn chưa rời khỏi Tavernier. Ông đã bị đột tử trong chuyến đi đến Nga và xác bị xé nát bởi bầy sói trong rừng.
Nạn nhân thứ hai của viên kim cương này đó chính là hoàng gia và hậu vệ của vua Louis XIV. Tuy vua Louis XIV may mắn không bị dính lời nguyền của viên kim cương này, nhưng hậu duệ của ông thì phải chịu những hậu quả khủng khiếp của viên kim cương gây ra. Khi Hope Diamond được truyền lại cho vua Louis XV vào năm 1749 và khi Louis XV qua đời thì cháu trai của ông, Louis XIV và hoàng hậu Antoinette, những người thừa kế viên kim cương đều chết thảm trong cuộc cách mạng của Pháp năm 1789. Công chúa Lambelle bị đám đông đánh đến chết rồi chặt đầu treo trên ngọn giáo. Vào lúc còn sống, người ta tương truyền rằng Lambelle thường đeo sợi dây chuyền kim cương này.
Trong cuộc cách mạng Pháp vào năm 1791, kho báu của hoàng gia bị đánh cắp suốt một tuần lễ liền. Suốt khoảng thời gian này, viên kim cương xanh đã bị mất. Vào năm 1812, một viên kim cương xanh khác xuất hiện ở London, thuộc sở hữu của thương gia Daniel Eliason. Người ta cũng truyền tai nhau rằng đây chính là viên kim cương xanh của hoàng gia Pháp. Và khi nó có mặt ở nước Anh, vua George IV đã ngay lập tức mua nó và đưa nó vào kho báu hoàng gia. Tuy nhiên, vị vua này đam mê thói sống xa hoa, nợ nần chồng chất. Năm 1830, viên kim cương xanh này đã bị âm thầm bán đi để trả nợ cho lối sống đắt đỏ của ông.
Lúc này, người mua lại nó là Henry Philip Hope. Tên gọi của viên kim cương này cũng bắt nguồn từ đây, nó được lấy từ họ của ông (Hope). Và cũng vì lời nguyền của viên kim cương này, gia tộc họ Hope đã bị phá sản.
Sau gia tộc họ Hope, viên kim cương này đã qua tay nhiều chủ nhân giàu có trước khi về tay Pierre Cartier của gia tộc làm kim hoàn nức tiếng. Pierre Cartier đã bán viên kim cương Hy Vọng này cho phu nhân Evalyn Walsh McLean. Kể từ lúc đó, gia tộc McLean đã hững chịu nhiều tai họa. Con trai đầu lòng qua đời vì tai nạn xe hơi. Con gái mất ở tuổi 25. Còn về phần ông bà, ông Edward mắc bệnh tâm thần và đã mất ở tại nhà thương điên.
4. Lời nguyền của viên kim cương xanh được hóa giải
Vào năm 1947, sau khi bà Evalyn Walsh McLean qua đời, Harry Winston đã mua lại toàn bộ trang sức của bà. Trong số đó có những viên kim cương như Star of the East nặng 94.8 carat, Star of the South nặng 15 carat, kim cương McLean nặng 31 carat, và viên kim cương Hy vọng.
Tuy nhiên, Harry Winston lại không bán đi viên kim cương xanh này. Trong khoảng thời gian 10 năm sau đó, ông đã cho trưng bày viên kim cương này ở các viện bảo tàng và sự kiện từ thiện khắp Bắc Mỹ. Vào ngày 10/11/1958, ông đã tặng viên kim cương này cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ của Viện Smithsonian. Người ta cho rằng ông đã dùng cách này để có thể hóa giải lời nguyền chết chóc của Hope Diamond.
5. Viên kim cương Hy Vọng – Viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới
Sau khi được các nghệ nhân mài dũa lại, viên kim cương Hy Vọng ngày nay nặng đến 45.52 carat. Màu sắc chính xác của nó là màu fancy dark xanh xám (grayish blue). Chính vì vậy mà khi được tìm thấy người ta vẫn không rõ vì sao nó lại được miêu tả là có màu xanh tím.
Theo một nghiên cứu khác từ viện Smithsonian cho thấy rằng, nếu viên kim cương được tắm trong ánh sáng tia cực tím trong thời gian nhất định, viên kim cương Hy Vọng sẽ phát ra lân quang màu đỏ trong một vài giây. Khi nhìn bằng kính hiển vi, màu xanh của viên đá hé lộ một chút sắc tím sẽ không thể thấy được bằng mắt thường.
Bởi vì viên kim cương này có kích thước to lớn và màu sắc đặc biệt nên viên kim cương Hy Vọng được mệnh danh là viên kim cương đắt và nổi tiếng nhất thế giới với mức giá ở thời điểm hiện tại là 400 ngàn đô la Mỹ.